Becamex IDC hợp tác cùng Ngân hàng Thế giới thúc đẩy phát triển Khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu tại Bình Dương
(kiemsat.vn) Tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu tiền khả thi về tiềm năng phát triển của Khu công nghiệp sinh thái (EIP) tại Bình Dương do Tổng công ty Becamex IDC (Becamex IDC) phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức, các chuyên gia đã chia sẻ các thông tin nghiên cứu đặc biệt tập trung vào Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bàu Bàng.
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông phối hợp cùng Becamex VSIP Bình Định trao tặng học bổng toàn phần cho học sinh lớp 12 tại Bình Định
Becamex IDC phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư Vương quốc Bỉ
Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
Dự án này nhằm đánh giá tính khả thi của việc phát triển EIP tại các Khu công nghiệp được lựa chọn trên cả nước, đặc biệt sự phát triển của EIP ở Bình Dương được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm làm giàu tri thức, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tiết kiệm chi phí.
Đại biểu chủ trì Hội thảo. |
Chủ trì Hội thảo có: Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Becamex IDC và bà Nah Yoon Shin, Chuyên gia trong lĩnh vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới.
Cùng tham dự tại điểm cầu Bình Dương có: Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu Kinh Tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư; ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - Bộ Công Thương; ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC; ông Đặng Quang Vinh, Chuyên gia cấp cao của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam; bà Apurba Mitra, đối tác đến từ công ty KPMG Ấn Độ, chủ nhiệm dự án; cùng các lãnh đạo, đại diện của các DN trong KCN, các nhà cung cấp dịch vụ trong KCN, các đơn vị thành viên, đối tác của Becamex và World Bank.
Tham gia trực tuyến từ đầu cầu Washinton DC, Hoa Kỳ có: Ông Marcin Piatkowski, Nhà kinh tế trưởng; ông Etienne Kechichian, Nhà kinh tế cấp cao, lĩnh vực tài chính; ông Dario Quaranta, cán bộ vận hành cấp cao đến từ Tổ chức Tài chính Quốc Tế IFC (là 1 tổ chức thành viên của Ngân hàng Thế giới).
Hội thảo nhằm tạo điều kiện chia sẻ kiến thức, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan và đẩy nhanh quá trình phát triển Khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam. Các bên tham gia sẽ có được những hiểu biết có giá trị, có cơ hội đóng góp cho cuộc thảo luận và cùng nhau thúc đẩy sự phát triển công nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Khai thác tiềm năng phát triển Khu Công nghiệp Sinh thái (EIP) tại Bình Dương
Được biết, trước đó để hỗ trợ cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển EIP, thể hiện qua việc ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP vào tháng 5 năm 2022, Ngân hàng Thế giới đã khởi xướng một dự án hỗ trợ kỹ thuật. Dự án này nhằm đánh giá tính khả thi của việc phát triển EIP tại các Khu công nghiệp được lựa chọn trên cả nước, với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và chính quyền các tỉnh trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh về môi trường cho các ngành sản xuất của họ thông qua việc thành lập các Khu công nghiệp sinh thái. Becamex IDC và tỉnh Bình Dương được chọn là đối tác chính cho dự án này.
Ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC phát biểu chia sẻ thông tin về dự án hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới và Becamex IDC. |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC cho biết: Trong định hướng tiếp tục đổi mới mô hình phát triển của Becamex, KCN thông minh - sinh thái được xem là một trong những hệ sinh thái kiểu mới quan trọng và tất yếu của thời đại nhằm bổ sung cho mô hình Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ hiện hữu. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các hạ tầng dịch vụ, kỹ thuật và xã hội, Becamex sẽ chuyển đổi dần những KCN hiện hữu để mở rộng về hiệu quả và tính bền vững thông qua cải tiến mô hình quản trị, vận hành KCN để làm sao hỗ trợ tốt nhất cho các nhà đầu tư trong khu. Việc nâng cấp các KCN hiện hữu trở nên thông minh hơn, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 như Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn... giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi sang mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh nhằm gia tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó, Becamex đã đưa vào vận hành Trung tâm điều hành thông minh giúp điều phối, giám sát công tác vận hành tốt hơn; đồng thời bổ sung cảnh quan tự nhiên, cây xanh, áp dụng các tiêu chuẩn ISO, quy chế, KPI vận hành để giúp KCN ngày một xanh - sạch - đẹp hơn. Đối với KCN mới, nhiệm vụ quy hoạch, tính toán ngay từ đầu các giải pháp quản lý thông minh, các tiêu chí KCN sinh thái cũng sẽ được xem xét cụ thể. Điều này góp phần thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghiệp xanh và thân thiện với môi trường, làm tiền đề cho KCN khoa học công nghệ trong tương lai.
“Từ tháng 2/2023 đến nay, Becamex đã đồng hành với Ngân hàng Thế giới và tư vấn kỹ thuật KPMG để thực hiện dự án nghiên cứu tiền khả thi về cơ hội phát triển KCN sinh thái theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ và theo khung EIP quốc tế cho KCN-ĐT-DV Bàu Bàng. Thời gian qua, đội ngũ chuyên môn của World Bank, KPMG và Becamex đã thực hiện được khối lượng công việc rất lớn, từ những cuộc khảo sát thực tế ở các KCN của Becamex ở Bình Dương, đặc biệt là ở Bàu Bàng, phỏng vấn trực tiếp Doanh nghiệp hoạt động trong KCN, trao đổi thông tin các đơn vị công cấp dịch vụ như điện, nước, viễn thông, v.v.. để nắm bắt nhu cầu và hiện trạng của các bên, đến việc xử lý tư liệu, dữ liệu thu thập được, đưa ra phân tích, thảo luận và lên kế hoạch hành động để xây dựng một KCN sinh thái đúng nghĩa trong tương lai”, ông Phạm Ngọc Thuận cho biết thêm.
Sự phát triển của EIP ở Bình Dương được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm làm giàu tri thức, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tiết kiệm chi phí. Bằng cách thiết lập EIP được quốc tế công nhận, Bình Dương không chỉ thu được những hiểu biết có giá trị và giám sát hiệu suất, mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và FDI hàng đầu. Ngoài ra, việc triển khai EIP giúp giảm chi phí sản xuất, cải thiện xếp hạng khử cacbon và nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nhà đầu tư và Khu công nghiệp.
Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại Hội thảo. |
Nhấn mạnh đến việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thông minh, hệ sinh thái công nghiệp - đô thị - dịch vụ thông minh, xanh trên địa bàn tỉnh, ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho hay: “Chúng tôi coi sự phát triển công nghiệp bền vững là một yếu tố quan trọng cho sự tiến bộ chung của tỉnh. Tỉnh Bình Dương định hướng chuyển đổi các KCN truyền thống sang mô hình KCN thông minh - sinh thái. Đồng thời, tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao. Và thực hiện nghiên cứu chuyển hướng sản xuất sang xu hướng tự động hóa, quy trình sản xuất thông minh và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giá trị xuất khẩu lớn, gắn sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp. Trên tinh thần đó, Bình Dương luôn chú trọng công tác thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong ngành công nghiệp, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo các yếu tố môi trường bền vững và đóng góp vào thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sinh thái.
Khi biết Ngân hàng Thế giới đã và đang triển khai dự án hỗ trợ Việt Nam xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách tại KCN sinh thái theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ và theo khung KCN sinh thái Quốc tế. Đặc biệt, trong năm nay, phía Ngân hàng Thế giới có chương trình hợp tác với Tổng công ty Becamex IDC để thực hiện nghiên cứu tiền khả thi cho các cơ hội triển khai KCN sinh thái ở huyện Bàu Bàng. Về phía tỉnh Bình Dương, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và tin tưởng sự hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới và Tổng Công ty Becamex IDC sẽ mang lại nhiều đóng góp to lớn, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp cho tỉnh Bình Dương nói riêng và của cả nước nói chung theo hướng xanh, thông minh, bền vững.”
Hợp tác cụ thể hóa giải pháp hướng đến KCN thông minh - sinh thái kiểu mẫu
Chương trình Hội thảo được diễn ra với các phiên họp bao gồm nhiều chủ đề như: Giới thiệu về dự án của Ngân hàng Thế giới và Becamex IDC, chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc về phát triển EIP và các chương trình Khu công nghiệp xanh và thông minh, đánh giá cơ bản về các Khu công nghiệp ở Việt Nam, bối cảnh pháp lý, những thuận lợi và thách thức về thể chế liên quan đến quản trị EIP, chương trình hành động EIP cho Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bàu Bàng, lựa chọn công nghệ, đánh giá tác động của việc thực hiện EIP tại Việt Nam, giới thiệu về Bộ công cụ EIP cho Khu công nghiệp hoàn toàn mới và tổng quan về lộ trình phát triển EIP trong thời gian tới.
Từ đó, các chuyên gia cũng đưa ra các kiến nghị tại hội thảo nhằm xây dựng các kiến nghị để cùng tạo tiền đề phát triển KCN Sinh thái như: Xây dựng bộ chỉ số hiệu suất EIP rõ ràng nhằm thúc đẩy quá trình giảm khí thải các bon của các KCN và đưa ra các hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Nhằm tối đa hóa mức giảm khí thải nhà kính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư có thể ưu tiên chỉ số giảm khí các-bon trong Nghị định 35, đây là cơ sở cho khung EIP quốc gia; gỡ báo các rào cản chính trong các quy định hỗ trợ hiện hành nhằm thúc đẩy việc triển khai Nghị định 35; tăng cường năng lực thể chế nhằm điều phối việc triển khai khung EIP quốc gia; tăng cường quy định và hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh (MRV) cho các khu công nghiệp thông qua công nghệ kỹ thuật số; cung cấp các chính sách ưu đãi và tận dụng các lựa chọn tài chính mới cho các khu công nghiệp và doanh nghiệp nhằm gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ và thiết bị xanh và bền vững hoặc các hoạt động quản lý kinh doanh khác để chuyển đổi sang EIP…
Bà Nah Yoon Shin, Chuyên gia trong lĩnh vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới chia sẻ thông tin tại hội thảo. |
Đánh giá về quá trình nghiên cứu tại Khu công nghiệp Bàu Bàng của Becamex, Ngân hàng Thế giới đã nêu bật nền tảng vững chắc của Becamex, phù hợp và tiệm cận với khung phát triển EIP, bà Nah Yoon Shin, Chuyên gia trong lĩnh vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới chia sẻ: Chúng tôi định vị Becamex là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc phát triển mô hình EIP, thúc đẩy khả năng cạnh tranh và tính bền vững. Nghiên cứu đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, đánh dấu một mốc quan trọng hướng tới các mục tiêu chung. Những phản hồi có giá trị nhận được trong hội thảo sẽ được xem xét cẩn thận để định hình báo cáo cuối cùng và kết quả mong đợi của nó. Hơn nữa, các bước tiếp theo sau hội thảo sẽ được chúng tôi vạch ra. Đặc biệt, việc giới thiệu Khu công nghiệp Bàu Bàng của Becamex trên cổng thông tin EIP của Ngân hàng Thế giới đang được chờ đợi sẽ góp phần đáng kể vào việc trao đổi kiến thức toàn cầu về phát triển EIP. Chúng tôi hy vọng sẽ cùng nhau nỗ lực hợp tác để thúc đẩy sự phát triển của các Khu công nghiệp sinh thái và tăng trưởng công nghiệp bền vững tại Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu Kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư tới dự và phát biểu ý kiến. |
Tới dự và chia sẻ tại Hội thảo, bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu Kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết: Định hướng chuyển đổi và xây dựng khu công nghiệp thông minh, sinh thái của Becamex được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) ủng hộ và phù hợp với Nghị định 35/2022/NĐ-CP. Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới được thực hiện với Becamex và tỉnh Bình Dương nhằm đánh giá tính khả thi của việc phát triển các Khu công nghiệp sinh thái (EIP) trên khắp Việt Nam. Kết quả của dự án sẽ cung cấp thông tin cho những nỗ lực của Việt Nam nhằm hoàn thiện thể chế và tạo môi trường thúc đẩy triển khai các khu công nghiệp sinh thái vì mục tiêu phát triển môi trường bền vững. Các biện pháp chính bao gồm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các khu công nghiệp, thiết lập hệ thống thông tin, thúc đẩy hợp tác công tư và tăng cường đào tạo về các khu công nghiệp sinh thái phù hợp với trọng tâm của chính phủ về tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn.
“Chúng tôi tin rằng với nền tảng vững chắc, hệ sinh thái kinh doanh toàn diện và sự tham gia tích cực của Becamex sẽ giúp họ trở thành những người đi đầu trong việc thúc đẩy sự phát triển của các Khu công nghiệp sinh thái (EIP). Việc thành lập EIP là rất quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao, giải quyết các vấn đề môi trường và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Bằng cách áp dụng mô hình EIP, Becamex có thể thu hút các nhà đầu tư FDI ưu tiên các mục tiêu phát triển bền vững bên cạnh lợi ích kinh tế và trách nhiệm xã hội”, bà Vương Thị Minh Hiếu nhấn mạnh thêm.
Để từng bước cụ thể hóa giải pháp để chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu cũng như xây dựng khu công nghiệp mới theo hướng KCN thông minh - sinh thái, làm tiền đề phát triển rộng khắp toàn tỉnh cũng như mang lại ảnh hưởng tích cực lên các tỉnh thành khác, Hội thảo này sẽ là bước đi quan trọng, tạo nền móng cho việc khai thác các tiềm năng vốn có của Bình Dương. Và sự phối hợp của Ngân hàng Thế giới cùng Becamex IDC sẽ sớm thực hiện thắng lợi Nghị định 35, hiện thực hoá câu chuyện EIP từ Bình Dương đến kiểu mẫu ở các tỉnh thành khác trong và ngoài nước.
Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương gặp gỡ, động viên CLB Bóng đá Becamex Bình Dương
Becamex IDC liên tiếp 3 năm đạt danh hiệu Công ty Bất động sản công nghiệp uy tín nhất Việt Nam
-
1Vinamilk quý 3/2024: Doanh thu nội địa nỗ lực “Vượt” bão Yagi, nước ngoài tăng trưởng 2 chữ số
-
2Doanh nghiệp BĐS sắp xếp nguồn lực, sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới
-
3T&T Group hợp tác với BNK - Tập đoàn tài chính hàng đầu Hàn Quốc
-
4Vinamilk 16 năm liền là thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
-
5Khởi công 2 dự án thuộc quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
6BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho đồng bào nghèo
-
7T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
-
8T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội
-
9Lãi kép: Con dao hai lưỡi?
Bài viết chưa có bình luận nào.