Bất cập khi áp dụng pháp luật về huỷ việc kết hôn trái pháp luật
(kiemsat.vn) Thực tiễn kiểm sát việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cho thấy, việc áp dụng pháp luật về nội dung này còn nhiều vướng mắc.
Công bố Quyết định kiện toàn Hội đồng khoa học VKSND tối cao
VKSND tỉnh Phú Yên: Những điểm mới riêng có trong kế hoạch công tác năm 2024 phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương
Hội thảo "Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự"
Ảnh minh hoạ. |
Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm các cá nhân, tổ chức sau: Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn; vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luật; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, căn cứ quy định trên có thể thấy, cá nhân (vợ, chồng) chỉ được quyền tự mình yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật trong 02 trường hợp: (1) bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn; (2) vợ hoặc chồng của họ kết hôn với người khác.
Tuy nhiên, thực tiễn kiểm sát việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cho thấy việc áp dụng pháp luật về nội dung này còn nhiều vướng mắc.
Ví dụ: Năm 2023, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa thụ lý vụ án sau:
Anh Lê Văn A và chị Nguyễn Thị B đăng ký kết hôn tại UBND phường T, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa khi chị B chưa đủ 18 tuổi (vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình). Quá trình chung sống giữa anh chị phát sinh mâu thuẫn, xét thấy cuộc sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được nên anh A yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa hủy Giấy chứng nhận kết hôn của anh chị và giải quyết cho anh được ly hôn chị B.
Quá trình giải quyết, Tòa án thụ lý vụ án xác định quan hệ tranh chấp là “Yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật”, bản án tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, về án phí, nguyên đơn không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Về mặt lý luận, việc giải quyết của Tòa án là chưa phù hợp với quy định pháp luật về một số nội dung sau:
Về quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật: Trong vụ án này, chị B vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn, không thuộc 02 trường hợp được tự mình yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nên anh A và chị B đều không có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Về quan hệ tranh chấp: Do anh A không có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nên việc Tòa án thụ lý, xác định quan hệ tranh chấp là “Yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật” là không đúng. Trong vụ án này, anh A có nguyện vọng được ly hôn chị B, do đó Tòa án phải thụ lý vụ án hôn nhân gia đình về việc “Ly hôn” mới đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, về nghĩa vụ chịu án phí: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, những chủ thể theo quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình không phải nộp án phí, lệ phí. Tuy nhiên, trong vụ án này, việc Tòa án xác định sai quan hệ tranh chấp và đối tượng khởi kiện đã dẫn đến hậu quả đương sự không phải nộp án phí. Theo quy định pháp luật, nguyên đơn trong vụ án này phải chịu án phí như đối với vụ án ly hôn.
Trên thực tế có thể thấy rằng, hầu hết các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đều xuất phát từ nguyện vọng ly hôn của cá nhân (vợ hoặc chồng) bởi chính họ là người hiểu rõ nhất về nguyên nhân mâu thuẫn, tình trạng hôn nhân… dẫn đến việc ly hôn. Trong thực tiễn chưa xảy ra trường hợp nào người yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình. Việc Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án theo hướng trên là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.
Trong thời gian tới, để pháp luật được áp dụng một cách thống nhất và đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn, cần thiết phải bổ sung thêm trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là vợ hoặc chồng vi phạm điều kiện kết hôn khi có nguyện vọng ly hôn nhằm đảm bảo cho các đương sự quyền được tự mình yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, từ đó đảm bảo các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn được thực thi một cách nghiêm minh.
Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến trả lời phỏng vấn Nhật báo Kiểm sát Trung Quốc
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
7VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
8Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.