Ban hành Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân

12/06/2023 21:52

(kiemsat.vn)
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí vừa ký Quyết định số 208/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Quy chế này quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân về thẩm quyền và trách nhiệm quyết định biên chế công chức, viên chức, số lượng người lao động; tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ đối với công chức, viên chức; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức cán bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức, viên chức và người lao động; bảo vệ chính trị nội bộ; xây dựng, quản lý hồ sơ, dữ liệu về công chức, viên chức và người lao động.

Đối tượng áp dụng Quy chế này là Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp huyện; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động. Quy chế này không áp dụng đối với Viện kiểm sát quân sự.

Hội nghị chuyên đề “Nhận thức và các yêu cầu, nguyên tắc, kinh nghiệm trong công tác cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân". (Ảnh minh họa)

Theo Quy chế này, Viện trưởng VKSND tối cao quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận, viên chức và người lao động vào làm việc tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao; trực tiếp ký quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên trong ngành Kiểm sát nhân dân. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng; công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển của các Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của VKSND tối cao và VKSND cấp dưới.

Viện trưởng VKSND tối cao quyết định bổ nhiệm, giao quyền hoặc phụ trách, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và cấp vụ của các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp dưới, trừ lãnh đạo cấp phòng ở đơn vị sự nghiệp và việc giao quyền hoặc phụ trách cho Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh tư pháp của VKSND, trừ chức danh Kiểm sát viên VKSND tối cao và Kiểm tra viên công tác ở VKSND cấp dưới; bổ nhiệm, miễn nhiệm Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán thuộc thẩm quyền quản lý (trừ các đối tượng đã phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 6 Điều 27 Quy chế này). Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức đối với các ngạch từ chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên thuộc VKSND các cấp.

Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh quyết định tuyển dụng, tiếp nhận công chức sau khi được Viện trưởng VKSND tối cao phê duyệt theo quy định về tuyển dụng công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân. Quyết định cử người hướng dẫn tập sự và áp dụng chế độ chính sách đối với người hướng dẫn tập sự cho công chức thuộc VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh. Ký hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Nghị định số 111 (Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ quy định về hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập) trên cơ sở số lượng được VKSND tối cao giao và trên cơ sở tự chủ kinh phí của đơn vị.

Trong công tác điều động, luân chuyển, biệt phái, Viện trưởng VKSND cấp cao quyết định điều động, luân chuyển đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Viện nghiệp vụ hoặc tương đương thuộc VKSND cấp cao, Kiểm sát viên cao cấp và tương đương trở xuống trong phạm vi biên chế và cơ cấu công chức của đơn vị.

Viện trưởng VKSND cấp tỉnh quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND huyện (cùng cấp), Kiểm sát viên trung cấp và tương đương trở xuống trong phạm vi biên chế và cơ cấu công chức của đơn vị. Trường hợp điều động, luân chuyển, biệt phái Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện đến công tác tại VKSND cấp tỉnh; Kiểm sát viên trung cấp đang công tác tại VKSND cấp tỉnh đến làm nhiệm vụ tại VKSND cấp huyện phải báo cáo bằng văn bản và được sự nhất trí của Viện trưởng VKSND tối cao trước khi thực hiện.

Quy chế nêu rõ, thẩm quyền và trách nhiệm của Tổng biên tập Báo Bảo vệ pháp luật, Tổng Biên tập Tạp chí kiểm sát, Hiệu trưởng trường Đại học kiểm sát Hà Nội và Hiệu trưởng trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quy định tại Điều 25 Quy chế này và các nhiệm vụ sau:

Ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 111 trên cơ sở số lượng được VKSND tối cao giao; thực hiện chế độ thử việc; chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm dưới 70% chi thường xuyên hoặc đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính khi kí kết hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ phải báo cáo và được Viện trưởng VKSND tối cao đồng ý trước khi thực hiện.

Xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu viên chức và lập kế hoạch tuyển dụng viên chức để Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, trình Viện trưởng VKSND tối cao xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở phê duyệt của VKSND tối cao, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức theo quy định của pháp luật và của VKSND tối cao.

Quyết định việc cử công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước.

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý (trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Quy chế này).

Hiệu trưởng trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Hiệu trưởng trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định cho hưởng, thôi hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định.

Sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Viện trưởng VKSND tối cao, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập được quyết định tuyển dụng, tiếp nhận viên chức từ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống theo quy định về tuyển dụng viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân; bổ nhiệm ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức hạng III trở xuống, chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức, xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với viên chức thuộc quyền quản lý; bổ nhiệm, giao quyền hoặc phụ trách, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; bổ nhiệm, miễn nhiệm Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán thuộc thẩm quyền quản lý; thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi việc đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quản lý (trừ đối tượng thuộc thẩm quyền quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao).

Quyết định số 208/QĐ-VKSTC có hiệu lực từ ngày ký (08/6/2023) thay thế Quyết định số 521/QĐ-VKSTC ngày 01/11/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Đảng ủy VKSND tối cao tổ chức Hội nghị quán triệt Quy định số 69-QĐ/TW của Bộ Chính trị và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng

(Kiemsat.vn) - Ngày 08/6/2023, Đảng ủy VKSND tối cao tổ chức Hội nghị Quán triệt Quy định số 69- QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng. Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao dự và chủ trì Hội nghị.

Thanh Hóa: VKSND tỉnh kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm do Tòa án có vi phạm xác định sai khung hình phạt đối với bị cáo

(Kiemsat.vn) - TAND tỉnh Thanh Hóa chấp nhận toàn bộ kháng nghị của VKSND tỉnh Thanh Hóa đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 05/2023/HS-ST ngày 22/02/2023 của TAND huyện Hà Trung, theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Phạm Lê Qúy phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo điểm o khoản 2 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang