Vì sao lệnh bắt bị can, bị cáo phải được Viện kiểm sát phê chuẩn?
Vì sao lệnh bắt bị can, bị cáo phải được Viện kiểm sát phê chuẩn?
Nữ giám đốc ngân hàng Agribank tham ô 2.600 lượng vàng xin hiến xác
Lời xin lỗi muộn màng
Kỹ năng kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can
Theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 :
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
Như vậy, lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Quy định này của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 vẫn kế thừa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Quy định như trên là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát như sau:
1.Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong đó, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố để đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội và không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật. Chính vì vậy, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 tại điểm b khoản 3 Điều 3 đã quy định khi thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ: Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là việc cơ quan có thẩm quyền cách ly một người ra khỏi đời sống xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, là một biện pháp hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể – quyền cơ bản của công dân được ghi nhận rõ tại Điều 20 Hiến pháp 2013. Do đó, lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Thiên Thanh
VKS phải kiểm sát việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, sau đó trả tự do
Một số điều cần lưu ý khi kiểm sát việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
7Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
8Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
9Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.