Những loại qùa gì được gửi vào Trại tạm giam?
(kiemsat.vn) Tôi có người con gái nuôi hiện đang bị tạm giam. Tôi muốn thăm và gửi quà cho cháu. Xin cho tôi biết, tôi có thể gửi những loại qùa gì vào Trại tạm giam và những loại qùa gì thì bị cấm?
Có được phép mua bán và sử dụng bóng cười không?
“Đánh ghen” thế nào bị coi là vi phạm pháp luật?
Không nhường đường cho xe chữa cháy bị xử lý thế nào?
Ảnh minh họa |
Vấn đề bác hỏi, chúng tôi trả lời như sau:
Khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định:
“Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại”. Với quy định này, thì bác là thân nhân của người bị tạm giam nên có thể thăm gặp và gửi quà.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và Điều 9 Thông tư số 34/2017/TT-BCA ngày 19/9/2017 của Bộ Công an quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu, thì:
- Bác được gửi quà cho người con nuôi không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng qùa là đồ ăn, uống mỗi lần gửi không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
- Các loại quà mà bác được gửi gồm: Tiền, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, đồ ăn, uống, đồ dùng sinh hoạt và tư trang cá nhân (trừ các đồ vật thuộc danh mục cấm).
Trường hợp bác gửi tiền thì phải là tiền Việt Nam và phải gửi lưu ký tại Trại tạm giam. Quá trình bị tạm giam, con nuôi bác không được sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền lưu ký để mua đồ dùng sinh hoạt và đồ ăn, uống; định lượng đồ ăn, uống được mua một lần không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Con bác sẽ được nhận lại tiền lưu ký (nếu còn) khi được trả tự do, chuyển đi cơ sở giam giữ khác hoặc giao lại cho thân nhân.
Trường hợp quà bác gửi là thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thì phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và có đơn thuốc của thầy thuốc tại cơ sở y tế của Nhà nước. Cán bộ y tế của Trại tạm giam có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và cho con bác sử dụng thuốc theo chỉ định.
Các đồ vật thuộc danh mục cấm được quy định cụ thể tại Điều 4 của Thông tư số 32/TT-BCA ngày 19/9/2017 của Bộ Công an quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam và xử lý vi phạm, như: Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc; thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác; các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cứng, sắc nhọn khác…
- Ngoài việc gửi quà khi thăm gặp, bác có thể gửi qùa cho con tại Trại tạm giam; trọng lượng quà mỗi lần gửi không quá 03 kg; bác cũng có thể gửi tiền cho con qua đường bưu điện.
Xem thêm>>>
Vai trò giám sát của HĐND trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Thăm gặp người đang bị tạm giam cần thủ tục gì?
Cần hướng dẫn cách tính thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.