Làm thế nào để được xóa án tích?
Ngày 12/01/2010, tôi bị Tòa án tuyên 4 năm tù về tội cướp tài sản. Ngày 12/1/2015, tôi đã chấp hành xong hình phạt. Từ thời điểm đó đến nay, tôi không vi phạm pháp luật, đã hoàn thành xong mọi thủ tục bồi thường về dân sự, án phí. Vậy tôi đã đủ điều kiện để được xóa án tích chưa?
Bà neo đơn nuôi cháu có được hưởng trợ cấp không?
Tài sản được chia sau ly hôn, có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Chó béc-giê có phải là tài sản cố định không?
![]() |
Ảnh minh họa (nguồn internet) |
Theo quy định tại Điều 69 BLHS năm 2015 thì: “Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các Điều từ 70 đến Điều 73 của Bộ luật này. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”
Tại Điều 70 BLHS năm 2015 quy định về trường hợp đương nhiên xóa án tích như sau:
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội phá hoại hòa bình chống loài người và tội phạm chiến tranh) của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.”
Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích tại điểm b khoản 2 Điều 70 BLHS 2015, kể từ khi chấp hành xong bản án (ngày 12/01/2015) trong thời hạn 2 năm tiếp theo mà không phạm tội mới thì bạn đương nhiên được xóa án tích.
Về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xóa án tích: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin xóa án tích (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi mình chấp hành hình phạt tù;
- Giấy xác nhận của cơ quan thì hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bổi thường, án phí, tiền phạt (nếu có);
- Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an cấp Huyện nơi bạn thường cư trú (theo mẫu quy định của ngành Công an);
- Bản sao hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân (phô-tô công chứng).
Sau khi đã hoàn chỉnh đầy đủ bộ hồ sơ xin xóa án tích như trên, bạn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan quản lý lịch dữ liệu lý lịch tư pháp cấp tỉnh (Sở tư pháp tỉnh) để được thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp xác nhận tình trạng không có án tích theo quy định.
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Đảm bảo cơ sở, vật chất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
-
7Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
8Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025
-
9Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
Bài viết chưa có bình luận nào.