Điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
(kiemsat.vn) Thực tiễn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Pháp lệnh số 09/2015/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân còn có nhận thức và thực hiện chưa thống nhất về điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Kinh nghiệm về tăng cường trách nhiệm công tố, chống oai, sai và bỏ lọt tội phạm
Sáng kiến phần mềm quản lý công việc của VKSND cấp tỉnh
Bàn về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên
Ảnh minh họa |
Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật xử lý vi phạm hành chính trong thời hạn từ 6 tháng đến 24 tháng để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
Theo đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp này là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Quy định về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc tại Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính nêu trên được cụ thể hóa tại Khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTP ngày 24/12/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cụ thể: Đối tượng thuộc trường hợp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật xử lý vi phạm hành chính là người đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (đối với người có nơi cư trú ổn định) hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (đối với người không có nơi cư trú ổn định) mà trong thời hạn 06 tháng họ đã ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài hoặc vi phạm trật tự, an toàn xã hội và trong thời hạn 06 tháng đó họ lại thực hiện một trong các hành vi này, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Pháp lệnh số 09/2015/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân còn có nhận thức và thực hiện chưa thống nhất về điều kiện áp dụng biện pháp này.
Có quan điểm cho rằng, theo quy định tại Điều 35a Nghị định số 56/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đối với đối tượng đã chấp hành được ít nhất ½ thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì chỉ cần 01 lần vi phạm là đủ điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, không cần phải bị xử phạt vi phạm hành chính sau đó tiếp tục vi phạm trong 6 tháng như quy định tại Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTP.
Thực tế, một số Công an cấp huyện đã lập hồ sơ đối với đối tượng mới chỉ có 01 lần vi phạm và được Tòa án chấp nhận áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Trường hợp của Nguyễn Văn T, sinh năm 1982 ở xã Đ, huyện B, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã do đã 3 lần có hành vi xâm phạm sức khỏe các thành viên trong gia đình vào các ngày 30/10/2017, ngày 11 và 17 tháng 12 năm 2017, thời hạn giáo dục là 03 tháng, kể từ ngày 02/01/2018. Khi đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, ngày 11/03/2018, T lại có hành vi dùng tay đánh vào mặt của bố đẻ mình là ông Nguyễn Văn A, Công an xã Đ lập biên bản sự việc. Sau đó, Chủ tịch UBND xã Đ, huyện B ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã và đề nghị áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với T. Căn cứ hồ sơ vụ việc và công văn đề nghị của Công an huyện, Tòa án đã mở phiên họp và quyết định định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục đối với Nguyễn Văn T trong thời hạn 24 tháng.
Theo ý kiến của tác giả thì việc Tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với Nguyễn Văn T khi đối tượng này mới có 01 lần thực hiện hành vi vi phạm xâm phạm sức khỏe của người khác là chưa đủ điều kiện về số lần vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính, được hướng dẫn tại Điều 5 Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao; và cũng không đúng với quy định tại Điều 35a Nghị định số 56/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Bởi lẽ, tại Khoản 1 Điều 35a Nghị định số 56/NĐ-CP của Chính phủ chỉ hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo đó, nếu đối tượng đã chấp hành được ít nhất ½ thời gian áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà không tiến bộ, tiếp tục có hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật xử lý Vi phạm hành chính thì Chủ tịch UBND xã ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp giáo dục tại xã để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Do đó, “hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật xử lý Vi phạm hành chính” nêu tại Điều 35a Nghị định số 56/2016/NĐ-CP cần hiểu là phải đáp ứng được 2 điều kiện cần và đủ sau đây:
Một là, điều kiện về lĩnh vực vi phạm: Đối tượng bị áp dụng phải có hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
Hai là, điều kiện về số lần vi phạm và thời gian vi phạm: Đối tượng phải thực hiện hành vi vi phạm 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Từ nhận thức và thực hiện không đúng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính nêu trên dẫn đến Tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc khi đối tượng chưa đủ điều kiện về số lần vi phạm sẽ xâm phạm trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Vì vậy, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cần sớm nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về vấn đề này.
Xem thêm>>>
Cơ quan nào có thẩm quyền đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng?
Toà án có thẩm quyền ra quyết định thi hành đối với các biện pháp tư pháp không?
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.