Bạo lực trường học: Làm sao giải quyết?
(kiemsat.vn) – Gần đây, bạo lực học đường, “đầu gấu trường học” dường như đã trở thành vấn đề đáng báo động của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?
Tranh luận quanh hình thức kỷ luật buộc thôi học với học sinh
Cần ngăn chặn tận gốc mua bán “hàng nóng” trên mạng
Đồng bạc “đâm toạc” lương tâm
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Bạo lực học đường – vấn đề vẫn “nóng”
Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới. Đây là một vấn nạn từ nhiều năm qua và dường như đã trở thành căn bệnh trầm kha trong xã hội hiện nay khi càng ngày càng nhiều video clip quay những cảnh bạo lực học đường được phát tán trên Internet.
Ngày 28/8 vừa qua, trên mạng xã hội dậy sóng với video clip về một nam học sinh lớp 7 trường THCS Nam Tuấn (huyện Hòa An, Cao Bằng) bị chính 5 bạn trong lớp đánh liên tiếp vào người. Trong clip, nam học sinh mặc áo xanh bị các bạn trong lớp thay phiên nhau đánh túi bụi không thương tiếc. Nam sinh ngồi yên chịu những cú đạp xông thẳng vào người, những cú đánh từ cùi trỏ và đặc biệt có bạn còn cầm tuýp sắt đánh.
Sáng ngày 26/8/2017 trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh một nhóm nữ sinh ở Đà Nẵng lao vào hành hung P.T.N.M (sinh năm 2000, trú tại Hòa Châu) ngay giữa đường khi trời đang mưa. Bị nhóm thiếu nữ kéo tóc, đánh, đạp nhiều lần vào đầu, bụng và dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu, nạn nhân chỉ biết cam chịu và khóc lóc, van xin.
Cũng trong tháng 6 vừa qua, một nhóm nữ sinh vào nhà em T.N.N.Q (16 tuổi, trú P. Đông Lê, Tp Đông Hà). Kết quả bị tổn thương ở vùng đầu, thủng màng nhĩ, bầm tím trên cơ thể sau khi bị một nhóm bạn đánh hội đồng.
Hay vụ việc 4 nữ sinh ở Quảng Ninh 4 nữ sinh đã lao vào dùng tay chân đấm đá, xé áo và bắt N quỳ xuống xin lỗi C vì lí do ghen tuông.
Thờ ơ trước nỗi đau của bạn bè?
Điều đáng nói ở đây là sự việc xảy ra ngay tại trường học, các em mới chỉ hơn 10 tuổi “mặt búng ra sữa” đang hả hê trong khi bạn mình bị đánh đau đớn và cô lập. Một em học sinh thản nhiên đứng quay lại toàn bộ sự việc buông lời vô cảm đến lạnh người “Trung ơi, mày sẽ được nổi tiếng!” và phía bục giảng rất đông học sinh khác chứng kiến nhưng không ai can thiệp hoặc gọi thầy cô.
Ngay cả sự việc xảy ra ở Đà Nẵng được nhắc ở trên, tại hiện trường cũng xuất hiện khá đông người nhưng không ai can thiệp trước hành động có phần côn đồ của nhóm trên.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Nguyên nhân từ đâu?
Bạo lực học đường đã đến ngưỡng báo động, khi mà những việc “nhỏ như con thỏ” cũng đủ để châm ngòi cho một trận đánh nhau.
Thiết nghĩ, nguyên nhân đầu tiên dẫn tới bạo lực học đường chính là từ game hành động, là những trò chơi có ảnh hưởng bạo lực. Tâm lý của giới trẻ là khi thấy những hành vi bạo lực trên game thường xuyên sẽ cảm nhận được niềm vui, thích thú và “đã”, dần dần sẽ nhập tâm vào cuộc sống trong game, như game.
Ngoài ra, môi trường sống cũng góp phần không nhỏ hình thành hành vi bạo lực. Ở một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, việc đối mặt thường xuyên với sự vũ phu của cha, những trận đòn của mẹ đã phần nào khiến trẻ quan niệm rằng: bạo lực là bình thường, mọi người có thể, tại sao mình lại không? Vì vậy, các em sử dụng hành vi bạo lực với bạn bè, thầy cô mà không hề cảm thấy có lỗi.
Hơn nữa, ở độ tuổi THCS và THPT là tuổi mà các em đang trong quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn, cũng là lúc mà bản thân mỗi người đều muốn khẳng định cái tôi của bản thân. Muốn bản thân là nhất, muốn nổi bật và hiếu thắng, họ tìm cách lăng xê bản thân bằng những nắm đấm, bằng dao, kiếm để chứng minh ta là “anh hùng”.
Một lí do nữa, học sinh dùng bạo lực còn để thể hiện sự mất lòng tin vào gia đình, nhà trường và xã hội. Cha mẹ và xã hội càng ít quan tâm, trẻ em càng làm những hành động nổi bật nhằm thể hiện sự tồn tại của cá nhân.
Làm sao gỡ rối?
Khi nạn bạo lực học đường là vấn đề nóng trong xã hội, có bao nhiêu cuộc hội thảo, cuộc họp được tổ chức, bao nhiêu nguyên nhân được mổ xe, bao nhiêu giải pháp được bàn đến nhưng rồi kết quả tình trạng học sinh đánh nhau không thuyên giảm.
Nếu theo dõi các vụ việc đánh nhau của học sinh sẽ thấy cách xử lý của nhà trường hầu hết đều là: Khiển trách, hạ hạnh kiểm, đình chỉ học, lưu ban.. Đó chỉ là những cách giải quyết tạm thời, mang tính chất cảnh cáo, không đủ răn đe. Bạo lực học đường xảy ra một phần cũng bởi các em chưa có đầy đủ kỹ năng sống, chưa biết cách giải quyết mâu thuẫn. Vì vậy, gia đình và nhà trường nên là người chủ động hướng dẫn cho các em cách giải quyết những vấn đề dễ nảy sinh mâu thuẫn. Nhà trường có thể tổ chức các buổi nói chuyện với học sinh về nạn bạo lực học đường và hệ lụy của nó; tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội để hướng các em đến các giá trị nhân văn, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ cộng đồng và phát huy tình thần đoàn kết.
Về phía gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân của các em cần có sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc kịp thời để nắm bắt tâm tư, tình cảm của các em; có sự điều chỉnh hành vi, thái độ, cách ứng xử của các em với bạn bè, xã hội. Nhà trường và gia đình nên phối hợp song song với nhau để theo dõi, quản lý, để kịp thời ngăn chặn những hành vi xấu.
Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, còn cần có sự quan tâm từ phía xã hội, từ các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển nhân cách học sinh, ngăn chặn các tác hại từ game, bạo lực trên internet và văn hóa phẩm đồi trụy.
Đan Thanh
(Tổng hợp)
Trọng nam khinh nữ, gốc rễ của bạo lực giới
Khó quản thuốc gia truyền trên mạng xã hội
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
7VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
8Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.