Bản tin Kiểm sát ngày 10/5
(kiemsat.vn) Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của các VKSND tỉnh Hòa Bình, thành phố Hải Phòng là nội dung đáng chú ý của Bản tin ngày hôm nay.
Công bố Quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND các tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh
Bổ nhiệm chức vụ quản lý cấp phòng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
* Vừa qua, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế và quản lý khoa học VKSND tối cao tham gia cuộc họp tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư quy định tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình do Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp chủ trì.
Dự thảo Thông tư quy định tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý điển hình được xây dựng để phục vụ việc triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình.
Toàn văn dự thảo Thông tư gồm 7 Điều, trong đó, trừ các Điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, các điều luật còn lại từ Điều 3 đến Điều 5 tập trung làm rõ tiêu chí để xác định về các vụ việc điển hình trợ giúp pháp lý theo các lĩnh vực: Tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và tư vấn pháp luật.
Sau khi nghe đại diện Cục Trợ giúp pháp lý, cơ quan chủ trì soạn thảo, trình bày Tờ trình và thuyết minh các nội dung cơ bản của dự thảo Thông tư, đại diện VKSND tối cao đã phát biểu đóng góp ý kiến về các nội dung xung quanh tiêu chí xác định vụ việc tham gia tố tụng hình sự, dân sự, hành chính được coi là vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình....
Tiếp đó, đại diện Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp cho rằng nên cân nhắc việc quy định quá nhiều các tình tiết định tính trong Thông tư để tránh áp dụng tùy tiện trong thực tiễn; còn đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cần bổ sung những thuyết minh cần thiết về các chính sách mới trong dự thảo Thông tư để phục vụ cho việc dự kiến, cân đối ngân sách dự kiến hỗ trợ cho các vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình…; các đại biểu khác cũng thống nhất ý kiến cho rằng, dự thảo Thông tư cần bám sát quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các luật chuyên ngành để tránh chồng chéo, sử dụng thuật ngữ cần chính xác, dễ hiểu, bảo đảm thuận lợi khi áp dụng vào thực tiễn…
Cuối buổi họp đồng chí Trần Văn Đạt, Vụ phó Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp đưa ra ý kiến kết luận trên cơ sở các ý kiến đã nêu tại cuộc họp, yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và chỉnh lý để nhanh chóng triển khai áp dụng trong thực tiễn.
Phương Thảo
* Thực hiện kế hoạch số 15/KH-VKS-P9 về Tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến công tác kiểm sát việc giải quyết án dân sự - hành chính; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của VKSND tỉnh, ngày 10/5, VKSND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tới 11 VKSND cấp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết án án dân sự - hành chính, kiểm sát GGCT và THA hình sự. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Cao Viết Lực, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh.
Cao Viết Lực, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội nghị |
Hội nghị đã được nghe trình bày một số chuyên đề gồm: Nhận diện vi phạm qua thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự - hành chính bị hủy, sửa có trách nhiệm của Kiểm sát viên; nâng cao chất lượng Bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; một số nội dung mới liên quan đến công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; giải đáp các vướng mắc trong nhận thức, áp dụng pháp luật về việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Đồng chí Hà Thị Ngọc Bích, Phó trưởng phòng 9 trình bày Chuyên đề 2 tại Hội nghị |
Hội nghị trực tuyến đã diễn ra trên tinh thần các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hai cấp cùng thảo luận, bàn bạc, trao đổi những khó khăn trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự - hành chính, kiểm sát TGTG và THA hình sự, đúc rút ra những kinh nghiệm, cùng đưa ra các biện pháp giải quyết tối ưu nhất, nhằm nâng cao chất lượng của hai khâu công tác kiểm sát này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Kết thúc Hội nghị, đồng chí Cao Viết Lực chỉ đạo Phòng 9 tiếp tục hoàn thiện các tài liệu để gửi cấp huyện rút kinh nghiệm và vận dụng trong thực tiễn công tác.
Nguyễn Thị Kim Dung
VKSND tỉnh Hòa Bình
* Trước đó, ngày 09/5, VKSND thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Ban chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính năm 2018.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí Lãnh đạo Ban chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố, Ban nội chính Thành ủy; các đồng chí Lãnh đạo các Vụ 9, Vụ 15 VKSND tối cao, VKSND cấp cao 1; các đồng chí Lãnh đạo VKSND thành phố. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới tất cả các cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát hai cấp thành phố Hải Phòng.
Toàn cảnh Hội nghị |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Sơn Hà, Phó Viện trưởng VKSND thành phố đã nhấn mạnh về mục đích của Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính năm 2018 nhằm quán triệt một số điểm mới của Quy chế kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ – VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao), làm rõ chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự. Trong khuôn khổ Hội nghị cũng sẽ trao đổi một số kỹ năng cơ bản của Kiểm sát viên trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình có tranh chấp tài sản là quyền sử dụng đất và tọa đàm giải quyết một số vướng mắc nghiệp vụ.
Đồng chí Nguyễn Sơn Hà, Phó Viện trưởng VKSND phát biểu khai mạc Hội nghị |
Tại Hội nghị đã có 03 tham luận và nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự. Đại diện Lãnh đạo Phòng 9, Phòng 10 VKSND thành phố cũng đã giải đáp các vướng mắc trong lĩnh vực giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và án hành chính năm 2018.
Tổ Thư ký Ban biên tập
* Vừa qua, VKSND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đăng ký đỡ đầu xây dựng nông thôn mới xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà. Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, toàn thể lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên VKSND huyện Lộc Hà đã có nhiều việc làm và hành động thiết thực.
Bên cạnh đóng góp ngày công lao động, tham gia “ngày thứ 7 xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn các thôn Tân Thượng, Tân Thành, xã Tân Lộc, VKSND huyện Lộc Hà đã trao tặng xã Tân Lộc 08 quyển sách Bộ luật Hình sự và số tiền 5.000.000 đồng trích từ nguồn đóng góp của cán bộ, Kiểm sát viên đơn vị.
Trao tặng quà hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cho đại diện xã Tân Lộc |
Tại buổi trao tặng, đồng chí Hồ Xuân Hải, Bí thư Đảng ủy xã Tân Lộc đã gửi lời cảm ơn, ghi nhận, đánh giá cao hoạt động đóng góp xây dựng nông thôn mới của VKSND huyện Lộc Hà và hứa phấn đấu, quyết tâm vượt mọi khó khăn đưa xã Tân Lộc hoàn thành các tiêu chí, về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình.
Hương Giang
VKSND huyện Lộc Hà
Xem thêm>>>
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.