Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
(kiemsat.vn) Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của 05 luật: Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 12/5/2025, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn) |
Phân định rõ thẩm quyền Tòa án các cấp trong dự thảo luật
Trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí nêu rõ trên cơ sở Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/02/2025, Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Kết luận số 135-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy TAND bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền của Tòa án các cấp trong giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, giải quyết phá sản, tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, có liên quan trực tiếp đến tổ chức bộ máy, thẩm quyền của TAND.
![]() |
Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: quochoi.vn) |
Dự thảo Luật gồm 06 điều, trong đó có 05 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của 05 Bộ luật, Luật gồm: Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung 47 điều; bãi bỏ điểm, khoản của 04 điều); Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi, bổ sung 23 điều; bãi bỏ điểm, khoản của 01 điều); Luật Tư pháp người chưa thành niên (sửa đổi, bổ sung 18 điều); Luật Phá sản (sửa đổi, bổ sung 07 điều); Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (sửa đổi, bổ sung 07 điều; bãi bỏ điểm, khoản của 01 điều) và 01 điều khoản thi hành. Trên cơ sở mô hình tổ chức TAND 03 cấp, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền của TAND khu vực, TAND cấp tỉnh và TAND tối cao.
Tờ trình nêu rõ, điều chỉnh tăng thẩm quyền của TAND khu vực theo hướng TAND khu vực có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự, vụ án hành chính (Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 31 Luật Tố tụng hành chính); giải quyết phá sản (Điều 8 Luật Phá sản); tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Điều 7 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án).
TAND cấp tỉnh có thẩm quyền phúc thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà bản án, quyết định của TAND khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị (Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 32 Luật Tố tụng hành chính)… TAND cấp tỉnh không còn thẩm quyền về giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; giải quyết phá sản; tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại.
Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị (khoản 2 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 2 Điều 266 Luật Tố tụng hành chính).
Bảo đảm TAND, VKSND và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của 05 luật với những lý do được nêu tại Tờ trình của TAND tối cao. Nội dung dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Phạm vi sửa đổi, bổ sung tập trung vào các quy định về thẩm quyền của TAND các cấp trong giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính, giải quyết phá sản; tổ chức thực hiện hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên để thống nhất về tên gọi của Tòa án, thẩm quyền của các cơ quan có liên quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy. Hồ sơ dự án Luật đầy đủ, đúng quy định, bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tóm tắt Thẩm tra dự án Luật. (Ảnh: quochoi.vn) |
Ủy ban cơ bản nhất trí quy định về thẩm quyền của các TAND và Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trong xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, TAND khu vực sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, giải quyết phá sản. Quy định này là điều chỉnh tăng thẩm quyền của TAND khu vực so với TAND cấp huyện hiện nay. Đồng thời, dự thảo Luật quy định cụ thể thẩm quyền của Tòa Kinh tế thuộc TAND khu vực; Tòa Sở hữu trí tuệ, Tòa Phá sản tại một số TAND khu vực để các Tòa chuyên trách này có cơ sở thực hiện.
TAND cấp tỉnh phúc thẩm các bản án, quyết định dân sự, hành chính của TAND khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định phá sản; giám đốc thẩm bản án, quyết định của TAND khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị (tiếp nhận thẩm quyền này từ TAND cấp cao).
Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh đã có hiệu lực bị kháng nghị (tiếp nhận thẩm quyền này từ TAND cấp cao). Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị giao Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đổi với bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Việc phân định lại thẩm quyền nêu trên cơ bản phù hợp với mô hình TAND 03 cấp và chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền trong ngành TAND, bảo đảm tất cả các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, yêu cầu phá sản đều được giải quyết từ cơ sở (TAND khu vực); TAND cấp tỉnh chủ yếu thực hiện vai trò là Tòa án cấp phúc thẩm xét xử các vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của TAND khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
Cơ bản thống nhất với nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung của Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị TAND tối cao phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát kỹ 02 luật này để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Ủy ban cũng tán thành không quy định điều khoản chuyển tiếp tại dự thảo Luật này, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết riêng theo phương án nêu trong Tờ trình. Đồng thời đề nghị TAND tối cao tiếp tục rà soát để quy định đầy đủ các nội dung cần chuyển tiếp, bảo đảm TAND, VKSND và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt, không bị gián đoạn trong và sau quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
1Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
2Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
3Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
4Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước
-
5Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
6Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
8Đổi mới tư duy, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân
-
9Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
Bài viết chưa có bình luận nào.