Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính
Khoản 2 Điều 66 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 mới chỉ quy định trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, chưa có quy định trách nhiệm do không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc chậm ra quyết định trong trường hợp […]
Khoản 2 Điều 66 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 mới chỉ quy định trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, chưa có quy định trách nhiệm do không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc chậm ra quyết định trong trường hợp cần phải ra quyết định gây thiệt hại cho đương sự. Do đó, để nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã bổ sung quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn hoặc không áp dụng mà gây thiệt hại cho người có yêu cầu; cụ thể là:
Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng, gây thiệt hại cho người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải bồi thường (khoản 3 Điều 72).
Bên cạnh đó Luật cũng đã bổ sung quy định mới về các trường hợp Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, gồm: Người đã yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ; căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn; vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật này hoặc vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật này (khoản 2 Điều 74)./.
THANH HUYỀN
-
1Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
2Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
3 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
4 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
5Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
6Thành lập VKSND thị xã Kim Bảng trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.