Xóa án tích với người chưa thành niên phạm tội
(kiemsat.vn) Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi (hoặc 18 tuổi) nhưng đến giai đoạn xét xử, vào thời điểm tuyên án đã thành niên thì có áp dụng Điều 107 BLHS không, hay phải áp dụng chế định xóa án tích chung?
Tòa án giải quyết thế nào khi đương sự thỏa thuận lãi suất vay cao hơn quy định?
Tòa án không được công nhận sự thỏa thuận về mức lãi suất cao hơn quy định
Tòa án trả lại đơn khởi kiện đúng hay sai?
Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) đã bổ sung thêm nhiều quy định mới theo hướng mở rộng chính sách khoan hồng với người chưa thành niên phạm tội, trong đó có chế định xóa án tích. Tuy nhiên, quá trình áp dụng, vẫn còn một số quan điểm chưa thống nhất trong cách hiểu điều luật.
![]() |
Ảnh minh họa |
“Điều 107. Xóa án tích
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.”
Trên thực tiễn, đã xảy ra trường hợp đối tượng thực hiện hành vi phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi (hoặc 18 tuổi) nhưng đến giai đoạn xét xử, vào thời điểm tuyên án đã thành niên. Vấn đề đặt ra là trường hợp này có được áp dụng quy định tại Điều 107 BLHS không hay phải áp dụng chế định xóa án tích chung được quy định tại Chương X của BLHS.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, vì Điều 107 BLHS đã ghi rõ “Người dưới 18 tuổi bị kết án” và “Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án” nên đương nhiên phải hiểu, chỉ được áp dụng các quy định tại Điều này cho người đến thời điểm xét xử vẫn chưa đủ 18 tuổi. Nếu đến thời điểm xét xử, người phạm tội đã đủ 18 tuổi thì vẫn phải áp dụng chế định xóa án tích chung được quy định tại Chương X của BLHS.
Quan điểm thứ hai cho rằng, về kết cấu văn bản, Điều 107 thuộc chương XII “những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội”. Do đó, như chính bản thân tên gọi của chương này (đã được quy định cụ thể về giới hạn điều chỉnh tại Điều 90 BLHS), mọi điều luật bên trong nó, đều áp dụng với đối tượng thực hiện hành vi phạm tội khi chưa thành niên. Mặt khác, theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo, trường hợp nêu trên cũng cần được áp dụng chế định chưa thành niên, trong đó có quy định về xóa án tích theo Điều 107 BLHS; và cần hiểu quy định của điều luật trong chỉnh thể của nó. Theo đó, vì Điều 107 BLHS quy định về việc xóa án tích nên đối tượng điều chỉnh đặc thù của nó được gọi tên là “người bị kết án” (do không thể đặt ra vấn đề xóa án tích với người chưa bị kết án được). Bên cạnh đó, cũng vì Điều 107 quy định đối với người chưa thành niên, nên mới diễn đạt là “Người dưới 18 tuổi bị kết án” và “Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án”. Nếu viết đầy đủ phải là “Người phạm tội khi dưới 18 tuổi bị kết án” và “Người phạm tội khi đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án”… Nhà làm luật đã lựa chọn cách quy định như hiện hành để đảm bảo sự ngắn gọn, xúc tích cho điều luật, do đó không nên tách riêng câu chữ này để hiểu như quan điểm thứ nhất.
Cá nhân tôi tán thành theo cách hiểu thứ hai. Ngoài những lý do như đã phân tích ở trên, còn là để đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong thực thi pháp luật. Bởi lẽ, về mặt nội dung, khi đã áp dụng các quy định khác trong BLHS cho người chưa thành niên căn cứ vào thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ như tuổi chịu trách nhiệm hình sự, hình phạt…) không phân biệt thời điểm phát hiện, xử lý như thế nào thì cũng cần áp dụng chế định xóa án tích theo tinh thần đó mới đảm bảo sự thống nhất và phù hợp.
Trao đổi bài viết “Tòa án trả lại đơn khởi kiện đúng hay sai?”
Về thời điểm thụ lý đơn phản tố của bị đơn
-
1Quyền tư pháp và tổ chức, hoạt động của VKSND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
-
2Nguyên tắc suy đoán vô tội và những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
-
3Trách nhiệm pháp lý không duy trì thực hiện hợp đồng thương mại khi vi phạm - một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
-
4Hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
-
5Bàn về nghĩa vụ chịu án phí dân sự trong trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trước khi mở phiên tòa
-
6Hoàn thiện cơ chế hợp tác quốc tế về thu thập dữ liệu điện tử
-
7VKSND cấp cao tại Đà Nẵng thông báo rút kinh nghiệm vụ án giết người và vận chuyển hàng cấm
Bài viết chưa có bình luận nào.