VKSND TP. Hải Dương: Tăng cường phối hợp tổ chức phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm vụ án hình sự

23/05/2024 11:06

(kiemsat.vn)
Nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, vừa qua, VKSND TP. Hải Dương đã phối hợp với TAND cùng cấp tổ chức 02 phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm vụ án hình sự.

Các vụ án mà VKSND TP. Hải Dương đã phối hợp với TAND TP. Hải Dương đưa ra xét xử sơ thẩm rút kinh nghiệm, gồm:

Vụ thứ nhất: Xét xử bị cáo Phạm Văn Hải cùng đồng phạm về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 255 BLHS. Vụ án do Kiểm sát viên Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Viện trưởng VKSND TP. Hải Dương thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử.

Nội dung vụ án: Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 25/12/2023, tại phòng trọ số 13 số nhà 36/71 Nguyễn Lương Bằng, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương do Phạm Văn Hải thuê, Nguyễn Văn Hải, Phạm Văn Hải và Đoàn Doãn Việt cùng bàn bạc, thống nhất góp tiền, cùng đi mua ma túy về phòng trọ của Phạm Văn Hải để sử dụng. Phạm Văn Hải chuẩn bị bộ dụng cụ để cùng Nguyễn Văn Hải, Đoàn Doãn Việt sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị phát hiện bắt quả tang, thu giữ vật chứng.

Vụ thứ hai: Xét xử bị cáo Hoàng Văn Đản về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS. Vụ án do Kiểm sát viên Lê Phương Dung thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử. Theo hồ sơ, Hoàng Văn Đản và anh Nguyễn Trí Bằng không quen biết nhau, không có mâu thuẫnkhoảng 22 giờ 50 phút ngày 24/4/2023, tại khu vực trước cửa nhà số 67C Trương Hán Siêu, phường Nhị Châu, TP. Hải Dương, Hoàng Văn Đản sử dụng dao nhọn đâm vào vùng mạn sườn trái, gây thương tích cho anh Bằng. Qua giám định cho thấy, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là 51%.

Phiên tòa xét xử vụ án Phạm Văn Hải cùng đồng phạm về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”.

Theo VKSND TP. Hải Dương, 02 vụ án đưa ra xét xử rút kinh nghiệm lần này là những loại tội phạm điển hình, phổ biến tại địa phương trong thời gian gần đây. Do đó, việc tổ chức 02 phiên tòa rút kinh nghiệm trên có ý nghĩa thiết thực, nhằm nâng cao chất lượng, kỹ năng xét hỏi, tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, qua đó rút ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại các phiên tòa hình sự nói chung và với các loại tội phạm trên nói riêng.

Phiên tòa xét xử vụ án Hoàng Văn Đản về tội “Cố ý gây thương tích”.

Tại các phiên tòa, Kiểm sát viên đã chủ động tham gia xét hỏi để làm sáng tỏ tình tiết, chứng cứ, làm rõ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, đề nghị mức hình phạt nghiêm khắc, phù hợp với từng tội danh mà các bị cáo đã thực hiện.

Trên cơ sở diễn biến tại các phiên tòa và đề nghị về hình phạt của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo: Đoàn Doãn Việt, Phạm Văn Hải 08 năm 03 tháng tù, Nguyễn Văn Hải 08 năm tù về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật hình sự; phạt bị cáo Hoàng Xuân Đản 06 năm tù về tội Cố ý gây thương tích quy định tại điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS.

Kết thúc 02 phiên tòa, VKSND TP. Hải Dương đã tổ chức họp đánh giá kết quả tổ chức thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm. Công chức nghiệp vụ tham dự phiên tòa, tham dự phiên họp, đóng góp ý kiến về những ưu điểm, hạn chế của Kiểm sát viên, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa. Việc thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm là một hình thức tự đào tạo tại chỗ thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên; đồng thời, giúp các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên trong đơn vị học hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Thông qua các phiên tòa góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Bảo đảm hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Kiemsat.vn) - Để bảo đảm sự vận hành của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả, đúng mục đích, chống lạm quyền, cần xác định các điều kiện bảo đảm, trong đó nhấn mạnh về sự lãnh đạo của Đảng và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ chế pháp lý cần và đủ để các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, người dân kiểm soát được việc thực hiện quyền lực của các cơ quan này…
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang