VKSND tối cao ban hành Hướng dẫn một số nội dung trong công tác tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt
(kiemsat.vn) Việc ban hành Hướng dẫn nhằm thực hiện thống nhất công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt; bảo đảm tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Hướng dẫn thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm trong ngành Kiểm sát nhân dân
Theo đó, trường hợp người gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm của TAND cấp cao thì Quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là đối tượng xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (theo quy định tại Điều 381 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 335 Bộ luật Tố tụng dân sự và Điều 265 Luật Tố tụng hành chính thì căn cứ đình chỉ xét xử giám đốc thẩm tái thẩm là khi người có thẩm quyền kháng nghị rút kháng nghị).
Trường hợp người gửi đơn tiếp tục có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND cấp cao, để đảm bảo quyền lợi của đương sự được xem xét ở hai cấp theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12) VKSND tối cao chuyển đơn đến đơn vị nghiệp vụ VKSND tối cao để xem xét xử lý.
Hình ảnh minh họa. |
Đối với trường hợp đơn vừa khiếu nại Thông báo vừa có nội dung tố cáo người ký Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng nội dung đơn chỉ tập trung phân tích những điểm mà người gửi đơn cho rằng Bản án, Quyết định và Thông báo có sai lầm, và không kèm theo tài liệu, chứng cứ (về hành vi vi phạm pháp luật hay việc ban hành Thông báo có vi phạm pháp luật khác) thì cần thống nhất nhận thức là: Về bản chất, nội dung đơn này chỉ phản ánh việc không đồng ý với Thông báo thì chuyển sang tố cáo. Trường hợp này không thụ lý giải quyết tố cáo (theo Điều 29 Luật tố cáo) và chuyển đơn đến đơn vị nghiệp vụ có liên quan để xem xét, giải quyết khiếu nại Thông báo và đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Bản án, Quyết định.
Trường hợp đơn chỉ có nội dung tố cáo người ký Thông báo thì đề xuất xử lý đơn theo quy định của pháp luật về giải quyết tố cáo.
Đối với đơn đề nghị xem xét theo thủ tục đặc biệt Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, hiện không quy định thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục đặc biệt Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (theo quy định hiện hành của pháp luật tố tụng và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân), do việc kiến nghị xem xét theo thủ tục đặc biệt là trách nhiệm của Viện trưởng VKSND tối cao (khi có căn cứ xác định Quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có vi phạm nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định) mà không phụ thuộc vào việc đương sự có đơn hay không có đơn đề nghị. Khi nhận đơn Vụ 12 VKSND tối cao chuyển đơn đến các đơn vị nghiệp vụ để nghiên cứu, tham mưu, báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao xem xét, quyết định.
Trường hợp TAND chuyển đơn nhưng VKSND đã ban hành Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đồng thời đã trả hồ sơ cho Tòa án, thì VKSND rà soát kết quả giải quyết đơn và gửi văn bản trao đối (kèm theo danh sách và đơn) đến TAND cùng cấp để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp TAND chuyển đơn nhưng VKSND đã có hồ sơ giải quyết và chưa ban hành văn bản giải quyết, VKSND sẽ chuyển tiếp đơn đến đơn vị nghiệp vụ để tiếp tục xem xét, giải quyết (do trường hợp này VKSND đã cấp giấy xác nhận đơn, thụ lý, rút hồ sơ vụ án và đang giải quyết).
Đối với các trường hợp công dân gửi đơn quá thời hạn, nhưng có lý do (như ốm đau, bệnh tật, nằm viện, do ảnh hưởng covid.. hoặc nhận được Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật chậm theo quy định), về cơ bản, do luật hiện hành không có quy định loại trừ những trường hợp này nên VKSND sẽ thực hiện việc trả lại đơn cho người gửi đơn, trừ một số trường hợp đặc biệt thì cần báo cáo Lãnh đạo Viện xem xét quyết định.
Đối với đơn khiếu nại Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, của VKSND tối cao, Kiểm sát viên cao cấp giữ chức vụ Viện trưởng Viện nghiệp vụ được phân công ký Thông báo không kháng nghị; khi phát sinh khiếu nại đối với Thông báo không kháng nghị thì lãnh đạo VKSND cấp cao giải quyết. Trường hợp khiếu nại thông báo do lãnh đạo VKSND cấp cao ký thì Vụ 12 VKSND tối cao sẽ tiếp nhận và chuyển đơn đến các đơn vị nghiệp vụ của VKSND tối cao để nghiên cứu, xem xét và xử lý.
Các trường hợp VKSND trả lại đơn cho người gửi đơn và nêu rõ lý do trả lại đơn: (1) Trường hợp khiếu nại Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm và tiếp tục đề nghị giám đốc thẩm đối với Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà Bản án, Quyết định đó đã có hiệu lực trên 03 năm (theo Luật Tố tụng hành chính) hoặc 05 năm (theo Bộ luật Tố tụng dân sự); (2) Trường hợp người gửi đơn đề nghị cho biết kết quả giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi VKSND tối cao đang giải quyết đơn của người gửi đơn khác; (3) Trường hợp người gửi đơn đề nghị xem xét không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, giữ nguyên Quyết định, Bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND; (4) Trường hợp người gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính nhưng không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu; sau khi hết thời hạn, VKSND trả lại đơn, nhưng sau đó lại tiếp tục gửi đơn vẫn không bổ sung được theo yêu cầu, hoặc có bổ sung tài liệu nhưng đã quá hạn 01 năm; (5) Trường hợp đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của TAND cấp cao./.
-
1Rút kinh nghiệm vụ án dân sự bị huỷ do vi phạm về đánh giá chứng cứ
-
2Sử dụng chứng cứ đấu tranh với bị can trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy
-
3Trao đổi bài viết: “Trao đổi về xác định là tình tiết định khung hay là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tái phạm đối với người phạm tội”
-
4Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hành chính của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
-
5Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời thỉnh thị các vụ án xâm phạm trật tự xã hội
-
6Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự chiếm đoạt tài sản có sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
Bài viết chưa có bình luận nào.