VKSND huyện Đak Pơ ban hành Kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật trong công tác hòa giải tranh chấp đất đai
(kiemsat.vn) Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến trên địa bàn cả nước nói chung và tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai nói riêng. Giải quyết tranh chấp đất đai thường mang tính chất phức tạp, khó khăn, thời gian giải quyết vụ việc kéo dài. Để hạn chế tình trạng trên, công tác hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là rất quan trọng.
Viện kiểm sát nhân dân đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý biên chế
Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Vì sao không xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản?
Phê chuẩn Quyết định khởi tố Giám đốc CDC Hải Dương và Tổng giám đốc Công ty Việt Á
Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là thủ tục được quy định trong Luật Đất đai năm 2013; trường hợp các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Theo đó, đối với các tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất trước khi đưa ra khởi kiện tại Tòa án thì bắt buộc phải thực hiện việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Một phiên tòa giải quyết vụ án “Tranh chấp đất đai” tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. |
Thời gian vừa qua Ủy ban nhân dân các xã nơi có những tranh chấp về đất đai xảy ra đã làm công tác hòa giải rất tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác hòa giải dẫn đến khó khăn trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án.
Cụ thể, khi hòa giải các tranh chấp đất đai liên quan đến người có quyền sử dụng đất là hộ gia đình (gồm nhiều người) nhưng thực tế người có hành vi vi phạm như lấn chiếm đất chỉ là cá nhân (1 người), người có đơn đề nghị hòa giải chỉ yêu cầu giải quyết đối với người có hành vi vi phạm. Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào đơn khởi kiện để thành lập Hội đồng hòa giải chỉ tiến hành hòa giải với người có hành vi vi phạm mà không đưa những người đứng tên (hoặc có tên) trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào tham gia hòa giải là chưa đủ căn cứ để làm điều kiện thụ lý vụ án tại Tòa án.
Việc làm trên đã vi phạm các quy định của pháp luật cũng như làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đak Pơ đã ban hành Kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật số 01/KN-VKS-DS ngày 17/12/2021 đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đak Pơ yêu cầu chỉ đạo các Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện khắc phục những vi phạm trên và chủ trì, phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải cơ sở trong phạm vi địa phương.
Đồng thời, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở cho cấp xã, thị trấn và kịp thời cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho các hòa giải viên theo quy định của pháp luật./.
Đắk Nông: Khởi tố Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Đắk R'lấp do có liên quan đến vi phạm quy định về bồi thường đất đai
Lâm Đồng quyết liệt xử lý vụ “cạo trọc” đồi, phân lô, bán nền tại Bảo Lộc, Bảo Lâm
-
1VKSND TP Cần Thơ: Điều động, bổ nhiệm Viện trưởng VKSND quận Thốt Nốt
-
2VKSND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý
-
3VKSND TP Cần Thơ: Công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
-
4VKSQS Quân Khu 5: Tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và tội phạm xâm phạm sở hữu
-
5Quảng Nam: Rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc hoãn chấp hành hình phạt tù
Bài viết chưa có bình luận nào.