Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ hay vô ý gây thương tích?
(kiemsat.vn) Ông Nguyễn Văn A điều khiển ô tô tham giam giao thông, vi phạm quy định về giới hạn tốc độ, về sử dụng làn đường…gây tai nạn, làm 01 người bị thương tích 51%. Vậy ông A vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ hay cố ý gây thương tích?
Trao đổi về xác định đồng phạm Tội đánh bạc
Trao đổi bài: "Bất cập trong tạm ngừng phiên tòa dân sự"
Hiểu thế nào cho đúng về nơi cư trú của bị can, bị cáo
Ảnh minh họa |
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 và Điều 260 của BLHS số 100/2015/QH13 thì người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên thì cấu thành tội phạm.
Tuy nhiên, theo BLHS năm 2015 (sửa đổi 2017) chỉ khi nào người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên mới cấu thành tội phạm.
Quy định này có thể sẽ gây ra những khó khăn khi áp dụng pháp luật, bởi lẽ, nếu trong thực tế xảy ra trường hợp ông Nguyễn Văn A điều khiển ô tô tham gia giao thông đường bộ nhưng vi phạm quy định về giới hạn tốc độ, vi phạm quy định về sử dụng làn đường… gây ra tai nạn giao thông làm 01 người bị thương tích 51%. Vậy hành vi của Nguyễn Văn A sẽ bị xử lý thế nào? Hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau:
Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng không có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Văn A, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015, hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ phải gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo ý kiến này thì hành vi vi phạm pháp luật xâm hại khách thể nào thì áp dụng điều luật tương ứng. Cụ thể, hành vi của ông A xâm phạm khách thể là sự an toàn, hoạt động bình thường của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ; tính mạng, sức khoẻ của người tham gia giao thông đường bộ hoặc ngồi trên các phương tiện giao thông đường bộ nên chỉ có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm được quy định trong nhóm tội vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông A về Tội vô ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS năm 2015, bởi các lý do sau đây:
Một là, hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ về giới hạn tốc độ, về sử dụng làn đường gây tai nạn thương tích cho nạn nhân 51% vẫn bị coi là hành vi vô ý gây thương tích: Ông A không cố ý gây thương tích cho nạn nhân mà chỉ vì vi phạm quy định về an toàn giao thông mà gây thương tích cho nạn nhân. Khi vi phạm, ông A không thấy trước hậu quả có thể xảy ra, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy rằng hành vi của mình có thể gây hậu quả nhưng ông A cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Như vậy, mặt chủ quan của tội phạm được quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 cũng giống như mặt chủ quan của tội phạm được quy định tại Điều 138 BLHS năm 2015 bởi đều được thực hiện do lỗi vô ý (có thể là vô ý cẩu thả hoặc vô ý quá tin).
Hai là, về mặt khách quan, giữa hành vi của chủ thể với thương tích của nạn nhân có mối quan hệ nhân quả với hành vi điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ nhưng vi phạm quy định về an toàn giao thông của ông A.
Ngoài ra, quy định về cấu thành vật chất của tội phạm vô ý gây thương tích quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS năm 2015 chỉ cần tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân từ 31% trở lên là đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Như vậy, theo tác giả, hành vi của ông Nguyễn Văn A không cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 nhưng thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS năm 2015.
Nhìn lại những quy định trước đây: Khoản 1 điều 108 và 202 BLHS năm 1999 (Điều 202 được hướng dẫn bởi mục 4 chương I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003) quy định: Cùng mức cấu thành vật chất là tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% trở lên thì tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 202 được BLHS năm 1999 đánh giá có tính nguy hiểm cao hơn nhiều. Điều đó thể hiện tại quy định về hình phạt. Khoản 1 Điều 108 quy định hình phạt từ cảnh cáo đến cao nhất là tù có thời hạn đến hai năm; khoản 1 Điều 202 quy định hình phạt tiền là mức thấp nhất và mức cao nhất là tù có thời hạn đến năm năm.
Theo quy định của Luật số 100/2015/QH13 thì cấu thành vật chất quy định về hậu quả tại khoản 1 Điều 138 và một phần cấu thành của khoản 4 Điều 260 là giống nhau (“gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà (với) tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”). Nhưng về hình phạt thì chế tài quy định tại khoản 4 Điều 260 BLHS cao hơn (mức hình phạt tiền cao hơn).
Thế nhưng khi sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 thì tội phạm được quy định tại khoản 4 Điều 260 BLHS lại được bãi bỏ. Điều này không bảo đảm nguyên tắc thống nhất và công bằng trong pháp luật hình sự. Bởi không thể cùng một dạng hành vi nguy hiểm cho xã hội thì có hành vi bị coi là tội phạm, có hành vi không bị coi là tội phạm; hơn nữa tội phạm được đánh giá có mức nguy hiểm cho xã hội cao hơn lại được bãi bỏ.
Như chúng ta vẫn nhận định, hành vi điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông nhưng vi phạm quy định về an toàn giao thông tiềm ẩn tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn hành vi vô ý gây thương tích đơn thuần, vì nó xâm hại trật tự công cộng (nơi có nhiều người) còn hành vi vô ý gây thương tích thường mang tính đơn lẻ nhiều hơn; nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc vi phạm quy định về an toàn giao thông đang trở nên phổ biến và đe doạ tính mạng, tài sản của nhân dân. Đồng thời, việc sửa đổi này sẽ tiềm ẩn phát sinh các mâu thuẫn trong xã hội khi người có hành vi vi phạm biết mình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không thành tâm sửa sai, hoà giải với nạn nhân, từ đó phát sinh những khiếu nại và khởi kiện không đáng có.
Trên đây là một số ý kiến xung quanh việc sửa đổi Điều 260 BLHS năm 2015, mong nhận được sự quan tâm, trao đổi của đồng nghiệp./.
Xem thêm>>>
Quy định có lợi của BLHS 2015 với tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kỹ năng kiểm sát giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự ATGT đường bộ
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.