Tiến sĩ Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng thường trực VKSND tối cao trình bày tóm tắt Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 của ngành Kiểm sát nhân dân.
|
Tiến sĩ Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng thường trực VKSND tối cao trình bày tóm tắt Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 của ngành Kiểm sát nhân dân
|
Theo báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2017, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, VKSND tối cao đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội; khẩn trương chỉ đạo toàn ngành triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực trong các mặt công tác. Toàn ngành Kiểm sát tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Quốc hội: Tập trung thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự và công tác điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền; nổi bật là: Trách nhiệm thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự tiếp tục được tăng cường; đã kiểm sát chặt chẽ và hiệu quả hơn việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm ngày từ giai đoạn tiền khởi tố; kiểm sát việc bắt, tạm giữ tạm giam ngày càng chặt chẽ; số lượng, chất lượng các bản yêu cầu điều tra được nâng lên, các trường hợp đình chỉ điều tra do bị can, bị cáo không phạm tội giảm; đã chú trọng áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản do phạm tội mà có; làm tốt hơn công tác khởi tố, điều tra các tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp, góp phần xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh.
Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa chuyển biến tích cực; công tác kháng nghị được tiếp tục chú trọng, chất lượng đảm bảo; công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có nhiều chuyển biến tích cực; tỉ lệ giải quyết nâng lên.
Công tác điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp tục được tăng cường, kiện toàn tổ chức, bộ máy, bổ sung lực lượng; tích cực bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ điều tra; chủ động phối hợp công tác;... nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới được giao
Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, các vụ việc dân sự được tăng cường, hiệu quả hơn; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự có chuyển biến tốt, góp phần quan trọng bảo đảm hoạt động tư pháp tuân thủ đúng pháp luật, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, thực hiện. Tăng cường quan hệ phối hợp với các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, VKSND tối cao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, TAND tối cao tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ tham nhũng, kinh tế lớn, như: vụ Hà Văn Thắm, vụ Phạm Công Danh, vụ Giang Kim Đạt,… và chú trọng thực hiện nhiệm vụ chống oan, sai.
Công tác xây dựng ngành được quan tâm chỉ đạo tích cực và có nhiều chuyển biến; đã quán triệt toàn ngành thực hiện nghiêm chủ trương của đảng và pháp luật của nhà nước về cải cách tư pháp. Công tác hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, công vụ, tài chính công và các nhiệm vụ khác đạt kết quả tích cực; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của một số đơn vị được điều chỉnh, kiện toàn, khắc phục tình trạng chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; đổi mới công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý; công tác tuyển chọn, bổ nhiệm chức danh tư pháp, bố trí sắp xếp vị trí công tác được tiến hành chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, phù hợp với năng lực cán bộ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được nâng lên; đã kịp thời quán triệt, triển khai các luật, nghị quyết mới về tư pháp; công tác thanh tra, kiểm tra có nhiều đổi mới góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật của ngành; hợp tác quốc tế được mở rộng, công tác tương trợ tư pháp về hình sự đạt nhiều kết quả thiết thực; cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm công tác chuyên môn của một số đơn vị đặc thù tiếp tục được quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng công tác, bảo đảm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng nêu rõ những khó khăn, vướng mắc của ngành KSND trong năm 2017 và các năm tiếp theo, đó là ngành kiểm sát phải đồng thời tổ chức thi hành nhiều đạo luật mới về tư pháp, chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp mở rộng hơn, vì thế nhiệm vụ mới của ngành được tăng thêm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đơn vị trong ngành đang thiếu biên chế và cán bộ có chức danh tư pháp; việc điều động, tăng cường, biệt phái cán bộ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh VKS các cấp đang thực hiện nghiêm việc tinh giảm biên chế nên sẽ khó khan trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ mới được giao. Chế độ đãi ngộ với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và Điều tra viên, công chức của ngành Kiểm sát chưa tương xứng với tính chất lao động đặc thù; chính sách tiền lương còn nhiều bất cập so với một số ngành có yêu cầu, tính chất công việc tương tự. Đa số trụ sở làm việc của VKS các cấp được xây dựng đã nhiều năm, quy mô nhỏ hẹp, đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, sửa chữa, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu.
Báo cáo tổng kết còn chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, tồn tại trong một số khâu công tác như trong một số vụ án trách nhiệm thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra chưa tốt; chưa ban hành kịp thời các bản yêu cầu điều tra và theo sát nắm chắc quá trình điều tra, dẫn đến tiến độ, chất lượng giải quyết án chưa đáp ứng yêu cầu; một số trường hợp VKS truy tố thiếu căn cứ, sai tội danh, sai hình phạt nên phải rút truy tố, tòa án chuyển tội danh khác hoặc tuyên bị cáo không phạm tội; một số trường hợp, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa chưa đạt yêu cầu; trách nhiệm kháng nghị phúc thẩm của VKS cấp sơ thẩm chưa được đề cao; số đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn nhiều, tỉ lệ giải quyết vẫn chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu. Việc VKS đề nghị hoãn thi hành đối với một số bị án còn chưa bảo đảm về căn cứ pháp luật; một số VKS chưa kiểm sát chặt chẽ, đầy đủ việc xác minh phân loại việc thi hành án… Còn có cán bộ vi phạm quy chế nghiệp vụ, vi phạm pháp luật phải xử lý kỷ luật.
|
Các đại biểu tham dự hội nghị
|
Bài viết chưa có bình luận nào.