Trả hồ sơ điều tra bổ sung, HĐXX có được ra Lệnh tạm giam với bị cáo?
(kiemsat.vn) – Khi trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử không có quyền bắt tạm giam bị cáo để phục vụ cho việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Giáo trình kiểm sát tạm giữ, tạm giam: Tăng cường bài giảng về kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn
Ông Đinh La Thăng bị bắt
Bắt tạm giam nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á
Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao đã có Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp một số vấn đề vướng mắc về nghiệp vụ của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp và các đơn vị trực thuộc TANDTC như sau:
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Theo quy định tại Điều 177 và khoản 1 Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì:
“Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết; nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này”.
Như vậy, HĐXX chỉ được ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa hoặc ra quyết định bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án để bảo đảm việc thi hành án.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Đối với trường hợp HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là đã kết thúc phiên tòa, nên HĐXX không có quyền tạm giam bị cáo để hoàn thành việc xét xử. HĐXX cũng không có quyền bắt tạm giam bị cáo để phục vụ cho việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Sau khi HĐXX quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung thì quyết định này (kèm hồ sơ vụ án) phải được gửi cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Vì vậy, việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn sau khi HĐXX quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Để tránh bị động trong việc kiểm đếm hồ sơ trả cho Viện kiểm sát, khi xây dựng kế hoạch xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải dự kiến được những công việc cần phải làm và chủ động phối hợp với Viện kiểm sát để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Anh Minh
(giới thiệu)
Bắt tạm giam nghi can dâm ô bé gái 8 tuổi ở Hà Nội
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.