Giáo trình kiểm sát tạm giữ, tạm giam: Tăng cường bài giảng về kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn
Kiemsat.vn - Song song với các bài giảng về lý thuyết, nội dung giáo trình về “Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự” cần có thêm các bài giảng chuyên sâu về kỹ năng phát hiện được vi phạm qua công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Nhật Bản làm việc với Trường ĐTBDNV Kiểm sát tại Tp. Hồ Chí Minh
Ban hành 60 biểu mẫu dùng trong xét xử vụ án hình sự
Trả hồ sơ điều tra bổ sung, HĐXX có được ra Lệnh tạm giam với bị cáo?
Đó là vấn đề Hội thảo tập trung góp ý cho việc hoàn thiện giáo trình giảng dạy môn “Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự” cho sinh viên và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát do Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức vào sáng 14/12/2017, dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Mai Đắc Biên, Trưởng khoa Pháp luật hình sự và kiểm sát hình sự,Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Hội thảo có sự tham dự của các nhà nghiên cứu, các giảng viên của các trường Đại học chuyên ngành luật, các Học viện thuộc các ngành Công an, Tòa án, cùng các giảng viên trong khoa của Trường Đại học Kiểm sát.
Toàn cảnh Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu và các giảng viên của trong khoa Pháp luật hình sự và kiểm sát hình sự đã trao đổi, thảo luận nội dung của các chuyên đề được đề cập trong giáo trình: Những quy định chung về kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, thi hành án tử hình, thi hành hình phạt trục xuất, thi hành các biện pháp tư pháp, thi hành các hình phạt bổ sung; kỹ năng kiểm sát thi hành án treo; kỹ năng viết kiến nghị, kháng nghị, kết luận trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự… Các đại biểu cũng đã thảo luận và giải đáp về một số nội dung còn chưa rõ nêu tại Hội thảo như: Trường hợp bị can, bị cáo có thời hạn tạm giam bằng với thời hạn mà bản án đã tuyên sau khi xét xử thì sau khi xét xử xong có phải ra quyết định thi hành án không?…
Đặc biệt, tại Hội thảo, đa số các ý kiến đều thống nhất cho rằng, ngoài những bài giảng về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, nội dung giáo trình cần đưa các bài giảng về kỹ năng, lồng ghép với các ví dụ cụ thể để chứng minh, những nội dung cần lưu ý trong quá trình thực hiện công tác kiểm sát.
Kết thúc Hội thảo, Tiến sĩ Mai Đắc Biên cám ơn các đại biểu đã có những ý kiến đóng góp thiết thực, quan trọng mang lại sự thành công của Hội thảo cũng như việc hoàn thiện giáo trình “Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự” phục vụ công tác đào tạo sinh viên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân.
Bảo Châu
Bài viết có liên quan >>>
Hội thảo về tăng cường năng lực của Việt Nam trong hợp tác về tư pháp hình sự xuyên quốc gia
Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho các chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát
Hội thảo về tăng cường năng lực của Việt Nam trong hợp tác về tư pháp hình sự xuyên quốc gia
Nguyễn Văn A và Lê Minh B đồng phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”
-
1Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
2Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
3Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
4Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
5Đồng chí Hoàng Quốc Việt với sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát nhân dân
-
6Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt người Viện trưởng luôn khẳng định công tác kiểm sát phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
8VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
9Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bài viết chưa có bình luận nào.