TP Hồ Chí Minh chính thức được áp dụng cơ chế đặc thù
(kiemsat.vn) Nghị định số 48/2017 của Chính phủ đã trao cho TP HCM một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù, trong đó quy định huy động các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển thành phố.
Viện trưởng VKSND tối cao tiếp xúc cử tri Quận 5, Quận 10 ngay sau kỳ họp Quốc hội
Nhân chứng vụ rò rỉ khí NH3 tại huyện Bình Chánh: ‘Nhiều người chảy máu, động vật chết la liệt’
Người Hà Nội ồ ạt bỏ tiền triệu làm đẹp ôtô đón Tết
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Chính phủ đã ưu tiên đầu tư về ngân sách và các nguồn tài chính khác nhằm phát triển kinh tế – xã hội để thành phố thực hiện vai trò trung tâm kinh tế – xã hội của khu vực và cả nước đồng nghĩa với việc TP HCM được hưởng hàng loạt cơ chế đặc biệt, có nhiều thay đổi so với chính sách thực thi của thành phố (Nghị định 124/2004 và Nghị định 61/2014), cụ thể:
Tỷ lệ ngân sách giữ lại (trên tổng các khoản thu thuộc diện điều tiết với ngân sách Trung Ương): Do Quốc hội quyết định, ổn định trong 5 năm thay cho mức 33% của cơ chế hiện hành.
Bội chi ngân sách thành phố: Chính sách thực thi của thành phố không quy định nhưng với Nghị định 48/2017 thì việc bội chi ngân sách thành phố sẽ do Quốc hội quyết định hạn mức hàng năm, bội chi dùng cho các dự án đầu tư công trung hạn.
Mức dư nợ vay (gồm phát hành trái phiếu, vay lại từ chính phủ): Không vượt quá 70% thu ngân sách địa phương được hưởng thay cho việc không quy định tỷ lệ như cơ chính sách thực thi hiện tại của thành phố.
Thưởng và bổ sung có mục tiêu từ vượt thu ngân sách TW: Thưởng 30% số vượt thu kèm theo điều kiện ngân sách TW năm đó cũng phải vượt thu nhiều hơn số thưởng cho TP HCM. Bổ sung không quá 70% số tăng thu ngân sách TW, không vượt quá tổng số vượt thu của ngân sách TW (cơ chế hiện hành bổ sung 70% số tăng thu ngân sách TW).
Qũy dự trữ tài chính của thành phố: Thay vì không quy định như cơ chế hiện hành thì Qũy dự trữ tài chính của thành phố được phép tạm ứng từ quỹ (không quá 36 tháng) để đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng chưa bố trí vốn đầu tư trung hạn.
Vốn hỗ trợ phát triển ODA và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: Được ưu tiên bố trí vốn ODA và nguồn vốn ưu đãi để đầu tư các dự án hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị.
Huy động vốn ngoài ngân sách: Được vay lại vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, không giới hạn dư nợ vay (hiện tại dư nợ vay không quá 150% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán), nhưng TP HCM phải có kế hoạch vay bù đắp bội chi, bố trí tiền trả nợ gốc và lãi theo quy định.
Phạm Hằng (tổng hợp)
Nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
-
1Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
-
2Triển lãm chuyên đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập báo chí cách mạng Việt Nam"
-
3Công bố, trao quyết định về bộ máy và cán bộ của VKSND tối cao
-
4Đại hội Đại biểu Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 thành công tốt đẹp
-
5Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
-
6Nghiêm cấm việc tổ chức liên hoan, chúc mừng nhận chức, lên chức liên quan đến sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính
-
7Phiên trù bị Đại hội Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ I nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
8Viện trưởng VKSND tối cao Việt Nam tiếp xã giao Đoàn đại biểu Viện kiểm sát quân sự Trung Quốc
-
9Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND
Bài viết chưa có bình luận nào.