Nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
TP Hồ Chí Minh là một thành phố đầu tàu kinh tế của cả nước, cán bộ kiểm sát nếu thiếu kiến thức về kinh tế - xã hội thì sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ, đây là một trong những nội dung chính của Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí phát biểu chỉ đạo VKSND TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị triển khai công tác ngày 06/01/2016.
Viện trưởng VKSND tối cao tiếp xúc cử tri Quận 5, Quận 10 ngay sau kỳ họp Quốc hội
Thí điểm thuế bất động sản: phép thử đa mục tiêu
Nhân chứng vụ rò rỉ khí NH3 tại huyện Bình Chánh: ‘Nhiều người chảy máu, động vật chết la liệt’
Theo báo cáo năm 2016, toàn VKS hai cấp TP Hồ Chí Minh đã kiểm sát 11.109 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, 11.686 vụ án hình sự, đã kiểm sát 100% các vụ án từ khi khởi tố. Bên cạnh đó, kịp thời phối hợp với các cơ quan tố tụng đẩy nhanh tiến độ giải quyết đối với 8 vụ án do Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương và Thành Ủy theo dõi chỉ đạo; đặc biệt là hai vụ đại án phức tạp, nghiêm trọng gồm: Vụ án Phạm Công Danh cùng 36 bị cáo gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng và vụ án Lê Dung cùng 46 bị cáo chiếm đoạt số tiền thuế 120 tỷ đồng.
Với khối lượng công việc lớn, chiếm 1/6 lượng án của cả nước, chỉ đạo tại Hội nghị, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí yêu cầu VKSND hai cấp TP Hồ Chí Minh cần phải có tư duy mới và cách làm mới trong công tác kiểm sát.
Cụ thể: Người đứng đầu, người thủ trưởng phải đặt vấn đề trách nhiệm đầu tiên, không chấp nhận cách điều hành “cứ thế mà làm” để rồi khi sai thì “cứ thế mà kỷ luật”; lãnh đạo công bằng thì nhân viên sẽ trung thực; đồng thời, tính đoàn kết là điều kiện tiên quyết, là yêu cầu trước tiên, không thiên vị trong quá trình giao nhiệm vụ. Với những vụ án phức tạp thì phải giao cho người có kinh nghiệm có hiểu biết và có bản lĩnh, còn nếu giao đồng chí chưa nhiều kinh nghiệm thì phải có đồng chí có kinh nghiệm hỗ trợ nhằm cùng nhau làm thật hiệu quả công việc được giao.
Do tính chất tội phạm tại địa bàn TP Hồ Chí Minh là rất nghiêm trọng và tinh vi, do đó nếu cán bộ, Kiểm sát viên không cập nhật kịp thời hoặc thiếu kiến thức về các lĩnh vực như thuế, hải quan, quản lý đất đai, ngân hàng… thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ.
Tất cả các vấn đề dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân gia đình và cả yếu tố nước ngoài đều tăng nhanh trong thời gian qua, nên cần có phương án dự phòng cho việc tranh chấp các tư cách pháp nhân liên quan đến công dân Việt Nam bị khởi kiện ra tòa Quốc tế, và KSV cũng phải có đầy đủ kiến thức bản lĩnh mới hoàn thành được những trọng trách đó; vậy, vấn đề đặt ra về ngoại ngữ và kiến thức pháp lý hội nhập là hết sức quan trọng.
Một trong những biện pháp đặt lên hàng đầu trong năm 2017 là công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch giảm nhưng cần tăng thanh tra đột xuất trên tinh thần phát hiện cái yếu để khắc phục, phòng ngừa, đó là một hình thức đánh giá thực chất hiệu quả thiết thực.
Nhiệm vụ của ngành Kiểm sát là bảo vệ pháp luật, muốn thành phố muốn bình yên, phát triển thì phải kịp thời xử lý những vụ án có tính chất răn đe, giáo dục. Và để làm được công tác này, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí cho rằng, sự phối hợp với Cơ quan điều tra và Tòa án là quan trọng, trên tinh thần vừa đấu tranh, vừa hợp tác; ngoài công tác kháng nghị từng vụ án, thì cần những kiến nghị được những quy định pháp luật, cơ chế quản lý, góp phần xây dựng khung pháp lý hoàn thiện cho đất nước, cho quốc gia.
Hoài Vy
TP HCM trình Bộ GD-ĐT thẩm định bộ sách giáo khoa riêng
Giá vàng hôm nay bật tăng mạnh
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.