Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước
(kiemsat.vn) Chiều nay, 23/10, với 476 số phiếu bầu trong 477 đại biểu có mặt tại Hội trường Diên Hồng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV).
Quốc hội sẽ thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 6
Ngày mai, khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội thứ XIV
Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV
Dưới cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước đồng bào, trước Quốc hội, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đặt bàn tay lên bìa cuốn Hiến pháp tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước và nhân dân giao phó.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ |
Sau khi tuyên thệ, tân Chủ tịch nước phát biểu cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu chức vụ Chủ tịch nước và theo ông đây là vừa là vinh dự lớn lao, vừa là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó. Ông cũng cho biết tâm trạng lúc này vừa mừng, vừa lo. Mừng vì được Quốc hội, nhân dân yêu mến giao nhiệm vụ, nhưng cũng có những điều lo khi trong bối cảnh tình hình, nhiệm vụ đất nước, bên cạnh mặt thuận lợi là cơ bản, thành tích là lớn lao, nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức; có nhiều nhiệm vụ nặng nề trước mắt khi ông vừa làm Chủ tịch nước, vừa làm nhiệm vụ Tổng Bí thư của Đảng.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu sau khi tuyên thệ |
Về phần mình, Chủ tịch nước xin hứa nỗ lực, cố gắng thực hiện lời hứa vừa tuyên thệ, ra sức phấn đấu làm hết sức mình để đáp ứng yêu cầu, những tình cảm mà Quốc hội, nhân dân đã dành cho.
Các đại biểu Quốc hội chúc mừng tân Chủ tịch nước |
Quyền hạn của Chủ tịch nước
Theo quy định của Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
Cũng theo quy định của Điều 86, 87 và 88 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.