Thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2021: Phải đảm bảo lương mới cải thiện hơn so với lương cũ.
(kiemsat.vn) Chiều 4/3, tại Trụ sở Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban chỉ đạo để thảo luận thống nhất triển khai lộ trình cải cách tiền lương.
Tạp chí Kiểm sát đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ
Thủ tướng dâng hương các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã từ trần
Thủ tướng: Làm tốt Chính phủ điện tử góp phần ngăn ngừa virus Covid-19
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại phiên họp (Ảnh: VGP/Quang Hiếu) |
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ấn định thời gian bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2021. Thủ tướng nhấn mạnh, thang, bảng lương của hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, đối tượng chính sách, người về hưu là rất quan trọng trong bối cảnh hệ thống chính trị đa dạng của nước ta. Do đó, các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành tiếp tục thảo luận để có sự thống nhất, trong đó cần phân thành các nhóm đối tượng khác nhau để lắng nghe ý kiến từ thực tiễn. Tinh thần là: Phải đảm bảo lương mới cải thiện hơn so với lương cũ, tương đối công bằng và mối quan hệ giữa các đối tượng hưởng lương.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện các phương pháp tính để làm căn cứ thiết kế các bảng lương, đảm bảo tiền lương bằng lương cơ bản cộng phụ cấp. Trong đó đối với phụ cấp, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn theo hướng giảm số loại phụ cấp, giúp công bằng hơn và dễ quản lý hơn. Nguyên tắc là phụ cấp ngành do Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực có hướng dẫn cụ thể theo khung do Chính phủ quy định.
Về nguồn thực hiện cải cách tiền lương, ngoài dành một phần các khoản vượt thu của các địa phương và Trung ương, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng vẫn là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước. Đây là nhiệm vụ cần thực hiện quyết liệt, coi đây là chủ trương nhất quán của Ban Chỉ đạo về cải cách tiền lương để các cấp, ngành thực hiện tốt các Nghị quyết 18, 19 của Trung ương, trong đó có cải cách đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức lại các đơn vị hành chính.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội bám sát Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội để có phương án xác định, tính toán điều chỉnh cho phù hợp với lương hưu từng thời kỳ, nhất là đối với lương hưu từ trước năm 1995. Đối với điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho người có công, thân nhân người có công, Thủ tướng chỉ đạo cần hết sức quan tâm, bởi đây là chính sách đặc biệt, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự tri ân của đất nước, dân tộc. Trước mắt, năm 2020 tiếp tục điều chỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội. Từ năm 2021 điều chỉnh theo lộ trình cải cách tiền lương.
Hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 107/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27./.
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
7Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
8VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.