Không duy trì lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn sẽ bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng

23/05/2025 15:04

(kiemsat.vn)
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trong đó quy định rõ mức phạt với hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy.

Cụ thể:

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lắp gương trên đường thoát nạn; cửa đi trên lối ra thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn. Đối với hành vi để vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác cản trở lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không duy trì cửa đi đã được lắp đặt trên lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn; khóa cửa đi lắp đặt trên lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không duy trì lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của gian phòng, khu vực; không có đủ lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của gian phòng, khu vực.

Nghị định, phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không duy trì lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của nhà, công trình; không có đủ lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của nhà, công trình. Đồng thời, xử phạt bổ sung, đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên.

Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định 106/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2025.

Bàn về quyền yêu cầu giải quyết nuôi con sau khi ly hôn

(Kiemsat.vn) - Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, việc áp dụng các căn cứ pháp lý giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn còn nhiều vướng mắc, bất cập. Bài viết nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các bên đương sự.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang