Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
(kiemsat.vn) Tôi đã ly hôn được một năm. Tại bản án đã có hiệu lực, chồng cũ của tôi có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng là 4 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi nhận quyết định đến nay, anh ấy vẫn chưa thực hiện. Tôi muốn đề nghị cấp dưỡng nuôi con thì phải làm thủ tục gì?
Ly hôn: Cha đẻ có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Phải làm gì khi bị cản trở quyền thăm con sau ly hôn?
Ảnh minh họa ( Nguồn internet) |
Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi trả lời như sau:
Việc ly hôn của vợ chồng bạn đã được tòa án ban hành bằng bản án sơ thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực sau 1 tháng.
Theo Luật thi hành án dân sự quy định về quyền yêu cầu thi hành án thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
Sau khi bản án, quyết định của tòa án về việc giải quyết vấn đề ly hôn và việc cấp dưỡng nuôi con đã có hiệu lực pháp luật nhưng người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án (cấp dưỡng nuôi con) hoặc thi hành không đầy đủ thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án đối với bản án, quyết định của tòa án.
Thời gian yêu cầu thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung 2014: “Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án”.
Như vậy, để nhận được tiền cấp dưỡng nuôi con, bạn thực hiện thủ tục yêu cầu thi hành án:
- Làm Đơn yêu cầu thi hành án theo nội dung quy định tại Điều 31 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi năm 2014 quy định về Đơn yêu cầu thi hành án như sau:
“ Gửi đơn đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án:
- Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:Tên, địa chỉ của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; ngày, tháng, năm làm đơn; chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật thi hành án dân sự thì Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở.
Bạn làm đơn yêu cầu thi hành án gửi Chi cục Thi hành án dân sự nơi chồng bạn cư trú kèm theo nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.Theo quy định thì bạn còn phải xuất trình chứng cứ chứng minh chồng bạn có tài sản để thi hành. Nếu không xuất trình được thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Chi cục Thi hành án xác minh. Sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án hợp lệ, cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.