Thấp thỏm vì có thể không còn Facebook, Google…
Trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang đến rất gần, cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý mới. Thế nhưng, với những điều kiện như trong dự thảo Luật An ninh mạng, những điều kiện kinh doanh có thể khiến các doanh nghiệp như Facebook, Google, Viber, Uber... từ bỏ thị trường Việt Nam.
Lợi dụng mạng xã hội để hạ thấp danh dự người yêu cũ
Cán bộ thuế nhập vai người mua để xử lý ‘kinh doanh chui’ trên Facebook
Có thể bị phạt đến 50 triệu đồng nếu lén truy cập vào facebook người khác

Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật An ninh mạng (ANM) do Chủ nhiệm Ủy ban QPAN của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết: “Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật; Một số ý kiến không tán thành với việc ban hành Luật, vì cho rằng, an ninh mạng là một bộ phận của an ninh quốc gia (ANQG) nên phải quán triệt và thực hiện đầy đủ các quy định của Luật ANQG”. Dự kiến dự thảo sẽ được thông qua vào giữa năm 2018.
Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện, vẫn có một số ý kiến băn khoăn vì một số quy định chưa xét đến một số khía cạnh đảm bảo lợi ích của người dùng.
Cụ thể như tại Điều 34, khoản 4, quy định: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo mật thông tin người dùng và thông tin tài khoản của người dùng; xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật”.
Với quy định này, hàng loạt các doanh nghiêp như Google, Facebook, Viber… sẽ phải có giấy phép hoạt động và đặt máy chủ tại Việt Nam. Nhưng thực tế để đặt được máy chủ tại Việt Nam lại không hề dễ dàng.
Trong phiên báo cáo tại Quốc hội kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV về Dự luật An ninh mạng, Chủ nhiệm UBQPAN Võ Trọng Việt cho biết: “Một số ý kiến không tán thành cho rằng “việc bảo vệ thông tin mạng đã được quy định trong Luật an toàn thông tin mạng (ATTTM). Do đó, đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ANQG, Luật ATTTM hoặc sửa đổi hai luật này để bổ sung những nội dung mới về an ninh mạng”.
Một cuộc hội thảo hồi đầu tháng 10 về dự luật này, bà Phan Thị Hoài Thu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam kiến nghị sửa đổi điểm d, khoản 2 Điều 47 trong dự thảo vì quy định “…xóa bỏ thông tin có nội dung chống nhà nước, thông tin sai sự thật, vu khống trên không gian mạng trong vòng 24 giờ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước…”.
Bà Thu cho rằng điều đó là là bất khả thi, vì doanh nghiệp chỉ quản lý một phần nhỏ chứ không quản lý toàn bộ không gian mạng, do đó chỉ có thể xóa thông tin trên hệ thống do doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
Về khía cạnh kinh tế, những rào cản điều kiện kinh doanh khiến các doanh nghiệp nước ngoài khó tiếp cận thị trường Việt Nam. Khiến người dùng sử dụng được dịch vụ và nguồn thu cũng bị ảnh hưởng.
Theo Đức Thành/LDO
Giám đốc BV K nói gì về cách điều trị ung thư lan truyền trên facebook?
Hàng loạt Fanpage tại Việt Nam bị xóa vì … “Khóa nhầm”
-
17 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
2Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
3Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
4Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
6Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
Bài viết chưa có bình luận nào.