Tập huấn nâng cao kỹ năng tranh tụng cho Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân
(kiemsat.vn) Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội vừa phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức khóa tập huấn về kỹ năng tranh tụng cho cán bộ và Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân. Đây là khóa tập huấn thứ 3 trong chuỗi hoạt động về nâng cao kỹ năng tranh tụng do Nhà trường và UNDP Việt Nam phối hợp thực hiện.
Tập huấn điều tra, truy tố tội phạm trên không gian mạng
Tập huấn công tác quản lý đầu tư xây dựng trong ngành Kiểm sát nhân dân
Tập huấn công tác văn thư, lưu trữ và kỹ năng tham mưu tổng hợp trong ngành Kiểm sát nhân dân
Tham dự khóa tập huấn, về phía ngành Kiểm sát nhân dân có: PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát; TS. Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; TS. Hoàng Anh Tuyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Viện kiểm sát quân sự Trung ương. Khóa tập huấn cũng có sự tham gia của đông đảo các Kiểm sát viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các địa phương và Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Đại diện UNDP Việt Nam có bà Diana Torres, Quyền Phó Đại diện thường trú, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia UNDP Việt Nam.
TS. Hoàng Anh Tuyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. |
Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, TS. Hoàng Anh Tuyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội khẳng định, tranh tụng là kỹ năng quan trong đối với Kiểm sát viên; do đó, việc nghiên cứu, học tập và tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng về tranh tụng là vô cùng cần thiết. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã phối hợp với UNDP Việt Nam xây dựng 02 tài liệu tập huấn. Đây là các kỹ năng tranh tụng cơ bản để đào tạo cho sinh viên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và là tài liệu tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tranh tụng cho cán bộ và Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân.
Bà Diana Torres, Quyền Phó Đại diện thường trú, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia UNDP Việt Nam. |
Nêu quan điểm về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1968 mà Việt Nam gia nhập năm 1982 đã quy định quyền bình đẳng trước tòa án và xét xử công bằng, bà Diana Torres, Quyền Phó Đại diện thường trú, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia UNDP Việt Nam cho rằng, để thực hiện được điều đó, Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam đã nội luật hóa nội dung này thành nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại Điều 26. Việc tổ chức các khóa tập huấn do UNDP phối hợp với Nhà trường tổ chức nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng tranh tụng cho các Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của tòa án, bảo vệ tốt hơn quyền của bị cáo, bảo đảm nguyên tắc xét xử công bằng.
PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát trao đổi về kỹ năng thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự. |
Buổi tập huấn đã diễn ra sôi nổi, cởi mở với nhiều ý kiến thảo luận, chia sẻ 04 chuyên đề chuyên sâu gồm: Nâng cao kỹ năng thu thập chứng cứ của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự (PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát); Những vấn đề lý luận chung về tranh tụng trong tố tụng hình sự và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng thuộc nhóm yếu thế (TS. Hoàng Anh Tuyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội); Kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự (TS. Đặng Văn Thực, Phó trưởng khoa Pháp luật hình sự và Kiểm sát hình sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội); Kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự (TS. Bùi Thị Hạnh, Trưởng khoa Pháp luật hình sự và Kiểm sát hình sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội).
-
TS. Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Phát biểu bế mạc khóa tập huấn, TS. Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đánh giá, khóa tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tranh tụng cho cán bộ và Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân đã diễn ra thành công. Các giảng viên đã nghiêm túc giảng dạy với những phương pháp sáng tạo, hiệu quả; các đại biểu cũng tham gia tập huấn đầy đủ, nhiệt tình và trách nhiệm. Từ đó, cung cấp kiến thức và kỹ năng về tranh tụng chuyên sâu cho cán bộ, Kiểm sát viên để có thể áp dụng ngay vào thực tiễn công tác.
-
1VKSND cấp cao tại Đà Nẵng: Trao quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp
-
2VKSND tỉnh Quảng Ninh xuất sắc vượt qua 25 đội thi giành giải Nhất Vòng Chung khảo Cụm 1 Cuộc thi “Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong ngành Kiểm sát nhân dân” năm 2024
-
3Bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ 16 VKSND tối cao
-
412 đội thi sẵn sàng bước vào Chung kết Cuộc thi "Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy" ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024
-
5Chùm ảnh: Vòng Chung khảo Cụm 1 Cuộc thi “Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong ngành Kiểm sát nhân dân” năm 2024
-
6Lãnh đạo VKSND huyện Thanh Liêm trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa
-
7VKSND TP. Đà Nẵng: Tọa đàm khoa học “Lý luận và thực tiễn xác định thời điểm tội phạm hoàn thành đối với hành vi buôn lậu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.