Tập huấn nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các vụ án xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em
(kiemsat.vn) Vừa qua, tại Thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phối hợp với Cơ quan phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam và VKSND Thành phố Cần Thơ tổ chức khóa tập huấn chuyên sâu “Nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các vụ án xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em” dành cho các học viên là Kiểm sát viên hai cấp tại Thành phố Cần Thơ.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có thêm một Tiến sỹ Luật
12 thí sinh đủ điều kiện được xét tuyển thẳng vào Đại học Kiểm sát Hà Nội
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội công bố điểm chuẩn: Cao nhất 29.67 điểm
![]() |
Các đại biểu chủ trì khóa tập huấn |
Tham dự và chủ trì chương trình Tập huấn có TS. Lại Viết Quang - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; Ông Huỳnh Văn Ri - Viện trưởng VKSND Thành phố Cần Thơ, bà Nguyễn Nguyệt Minh – Phụ trách UNODC tại Việt Nam.
Khóa Tập huấn là hoạt đông nằm trong chuỗi các hoạt động hợp tác quốc tế thường niên giữa VKSNDTC và UNODC tại Việt Nam.
Khóa Tập huấn sẽ đề cập tới các chuyên đề chuyên sâu về bóc lột tình dục trong du lịch và lữ hành; thực trạng xâm hại tình dục trẻ em; kỹ năng của Kiểm sát viên trong việc giải quyết các vụ án bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em…
![]() |
TS. Lại Viết Quang, Hiệu trưởng trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phát biểu tại buổi tập huấn |
Trong khóa Tập huấn, TS. Lại Viết Quang đã chỉ ra các hành vi xâm hại tình dục trẻ em hiện nay vẫn còn diễn ra ở khắp các vùng miền với những diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng không ngừng với những thủ đoạn, cách thức tinh vi, tỷ lệ tội phạm ẩn còn cao.
Tuy vậy, công tác giải quyết các vụ án này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ; kẻ phạm tội là người quen biết, thậm chí là người thân trong gia đình; tâm sinh lý bị hại… Do vậy, khóa Tập huấn chuyên sâu này sẽ giúp các cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân tại Thành phố Cần Thơ có cách tiếp cận và phương hướng giải quyết phù hợp đối với các vụ án nêu trên.
![]() |
Bà Nguyễn Nguyệt Minh - Phụ trách UNODC tại Việt Nam phát biểu tại buổi tập huấn |
Cùng với đó, bà Nguyễn Nguyệt Minh cũng cho rằng thực trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang là vấn nạn toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam. UNODC và các cơ quan chức năng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại tình dục nhưng để hoạt động này thực sự có hiệu quả, cần sự chung tay của cả cộng đồng để bảo vệ các em.
![]() |
Ông Huỳnh Văn Ri - Viện trưởng VKSND Thành phố Cần Thơ phát biểu tại buổi tập huấn |
Ông Huỳnh Văn Ri, Viện trưởng VKSND Thành phố Cần Thơ cũng đưa ra một số số liệu về tình trạng bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em tại địa phương. Theo đó, Cần Thơ là thành phố du lịch, đang trên đà phát triển nên tội phạm này tuy không nhiều nhưng vẫn còn diễn ra. Hiện nay, các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố đang tích cực phổ biến tới người dân để ngăn chặn, phòng ngừa và giải quyết tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
![]() |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm |
Danh sách thí sinh trúng tuyển đợt 1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2020
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tham gia Hội nghị tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên trường học năm 2019 - 2020
-
1Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
-
2Công bố, trao quyết định về bộ máy và cán bộ của VKSND tối cao
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
-
5Đại hội Đại biểu Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 thành công tốt đẹp
-
6Nghiêm cấm việc tổ chức liên hoan, chúc mừng nhận chức, lên chức liên quan đến sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính
-
7Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND
-
8Phiên trù bị Đại hội Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ I nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
9Luật Tương trợ tư pháp về hình sự: VKSND tối cao là cơ quan trung ương trong tương trợ tư pháp về hình sự
Bài viết chưa có bình luận nào.