Tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 dự kiến sẽ thấp hơn mức 12,4%
Theo nhận định của Thứ trưởng Phạm Minh Huân, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 sẽ thấp hơn so với năm 2016.
Có sự chênh lệch giữa tăng lương tối thiểu với tăng năng suất lao động
Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2018 là 6,5%
Từ 1/7 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng
Ngày 19/4, trao đổi với phóng viên về tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2017, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận định sẽ thấp hơn so với năm 2016.
Ông Phạm Minh Huân nhấn mạnh, lời giải cho bài toán phương án tăng lương tối thiểu vùng cần được 2 bên là người lao động và chủ sử dụng lao động đều chấp nhận được; còn để hài hòa chắc chắn là khó. Bản thân người lao động mong muốn có mức thu nhập cao hơn theo mỗi năm, đáp ứng nhu cầu cuộc sống tốt hơn.
Lương tối thiểu vùng năm 2017 dự kiến sẽ tăng thấp hơn mức 12,4%
Tuy nhiên, về phía người sử dụng lao động thì đây là vấn đề rất lớn trước áp lực cạnh tranh khốc liệt, trong điều kiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp rất hạn chế; năng lực về công nghệ, thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân cũng hạn chế. Do đó nếu chúng ta tăng quá lớn, chú ý quá nhiều đến vấn đề lương tối thiểu mà quên các khoản lương khác của người lao động thì ảnh hưởng quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Rất nhiều doanh nghiệp của ta so với khu vực thì năng suất chỉ chiếm 40 – 50%. Điều đó có nghĩa nếu chi phí cho người lao động quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không còn năng lực, không thể tiết kiệm nguồn lực để đổi mới công nghệ, đưa thiết bị vào để tăng năng suất lao động” – Thứ trưởng Phạm Minh Huân lý giải.
Chính vì thế, theo ông Phạm Minh Huân, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đang phải “lắng nghe” các doanh nghiệp đánh giá tác động của chính sách lương, chính sách bảo hiểm với doanh nghiệp như thế nào. Cũng như cân nhắc các yếu tố để sau này lựa chọn các phương án đưa ra, một mặt vừa bảo đảm được đời sống người lao động khá lên, mặt khác để doanh nghiệp tồn tại và phát triển điều kiện cạnh tranh hiện nay.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân
Thứ trưởng Phạm Minh Huân chia sẻ: “Về đề xuất mức tăng, bộ phận kỹ thuật đang tính toán. Đầu tiên phải nhường các bên, dự kiến của từng thành viên, hội viên của mình để tính toán. Tôi có chỉ đạo kỹ hơn là bản thân bộ phận kỹ thuật phải chuẩn bị nhiều phương án, đứng trên các khía cạnh khác nhau, phân tích các cơ sở, yếu tố. Năm nay các bên phải đưa ra phương án, bộ phận kỹ thuật phải ngồi bình từng phương án để thấy những yếu tố hợp lý, sau đó lựa chọn.
Mọi năm, các bên xây dựng phương án xong gửi lên các thành viên Hội đồng và đem ra thảo luận. Năm nay phải chuẩn bị kỹ hơn. Tôi rất muốn trong quá trình này huy động đêm các nhà quản lý, các nhà khoa học để có cái nhìn ở những góc độ khác nhau; từ đó cân nhắc, lựa chọn những phương án có cơ sở”.
Theo nhận định của Thứ trưởng Phạm Minh Huân, mức tăng sẽ thấp hơn so với năm 2016.
Như đã đưa tin, từ ngày 1/1/2016, quy định lương tối thiểu vùng tăng thêm trung bình 12,4% bắt đầu có hiệu lực. Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2016, như sau: Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng; Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng; Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng; Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng.
Tính trung bình, mức lương tối thiểu vùng năm 2016 cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2015 khoảng 250.000-400.000 đồng/tháng./.
Nguồn: Lại Thìn/VOV.VN
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.