Quyền lợi của người lao động nữ mang thai
Lao động nữ là nhóm người lao động (NLĐ) đặc thù, luôn là đối tượng cần được bảo vệ. Trong thời kì mang thai, pháp luật quy định NLĐ nữ sẽ được hưởng những quyền lợi sau đây:
Phát động tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động Lần thứ I năm 2017
Sẽ tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
Người lao động “được gì” khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng?
1. Được chuyển công việc nhẹ hơn hoặc rút ngắn thời gian làm việc nhưng vẫn được hưởng nguyên tiền lương hàng ngày:
Khi mang thai từ tháng thứ 7, NLĐ đang thực hiện công việc nặng nhọc sẽ có quyền lựa chọn: Yêu cầu doanh nghiệp sắp xếp công việc nhẹ hơn thay vì phải làm công việc nặng nhọc hoặc vẫn làm công việc đó nhưng được giảm bớt 1 giờ làm việc/1 ngày mà vẫn được trả đủ lương cho cả ngày hôm đó. (Khoản 2 Điều 155 BLLĐ).
2. Không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Khi mang thai từ tháng thứ 7 NLĐ hoàn toàn có quyền từ chối yêu cầu hay đề nghị từ phía doanh nghiệp về việc làm vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc thực hiện công việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. (Khoản 1 Điều 155 BLLĐ).
3. Không bị xử lý kỷ luật lao động trong thời gian mang thai với bất cứ hình thức kỷ luật nào.
Trong thời gian mang thai, NLĐ không bị xử lý kỷ luật, họ có quyền từ chối tham gia bất cứ hoạt động xử lý kỷ luật nào của doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 155 BLLĐ).
4. Không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do NLĐ này mang thai.
NLĐ không thể bị đuổi việc, sa thải hoặc doanh nghiệp không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đã ký kết vì việc NLĐ mang thai. Những hành vi như vậy nếu xảy ra sẽ bị coi là trái pháp luật. (Khoản 3 Điều 155 BLLĐ).
5. Được được nghỉ việc để đi khám thai.
Trong thời gian mang thai, NLĐ có quyền yêu cầu doanh nghiệp cho nghỉ ít nhất 05 lần, mỗi lần 01 ngày để đi khám thai mà thời gian khám thai này vẫn được trả đủ tiền lương và không tính vào các ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần. (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
6. Được yêu cầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, NLĐ được quyền thực hiện một trong các hành vi sau (Điều 156 BLLĐ):
Tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho doanh nghiệp. Hết thời gian tạm hoãn, NLĐ tiếp tục quay trở lại làm việc.
Hoặc: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chỉ phải báo trước về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định.
Ngọc Lan
Bổ sung thẩm quyền cho Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động
Người lao động trên công trường được bảo hiểm như thế nào?
-
1Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
2Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
3 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
4 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
5Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
6Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
7Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Danh mục bí mật nhà nước của Đảng
Bài viết chưa có bình luận nào.