Sẽ tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
(kiemsat.vn) Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa đưa ra dự thảo lần 2 lấy ý kiến nhân dân về Bộ luật Lao động (sửa đổi). Đặc biệt, Dự thảo về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 và chế độ nghỉ thêm 60 phút mỗi ngày dành cho các lao động nữ nuôi con dưới một tuổi.
VKSND tối cao gặp mặt các đồng chí cán bộ, công chức nghỉ hưu cuối năm 2017
Lãnh đạo VKSNDTC gặp mặt các cán bộ, công chức chuẩn bị nghỉ hưu năm 2017
Phát động tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động Lần thứ I năm 2017
Đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu
Về tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục đưa ra 2 phương án, trong đó có phương án tiếp tục giữ nguyên tuổi nghỉ hưu hiện nay (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi).
Đáng chú ý, ở phương án về tuổi nghỉ hưu, thay vì đề xuất áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu ngay khi luật có hiệu lực như dự thảo lần trước, lần này Bộ LĐ-TB&XH đề xuất chỉ áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021. Đồng thời, thời gian tăng tuổi hưu cũng nhanh hơn. Cụ thể, từ năm 2021, với lao động trong điều kiện bình thường, mỗi năm tăng tuổi nghỉ hưu thêm 6 tháng (thay vì mỗi năm tăng 3 tháng như dự thảo lần 1), cho tới khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Đề cập tới cơ sở để tăng tuổi hưu, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, dự báo, với mức đóng góp và mức hưởng chế độ như quy định hiện hành và số dư quỹ tính đến cuối năm 2012 (gần 250.000 tỷ đồng), đến năm 2023, số thu sẽ bằng số chi. Điều này dẫn tới khả năng, đến năm 2037, nếu không điều chỉnh chính sách hoặc không phát triển mạnh đối tượng, tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH sẽ không đảm bảo khả năng chi trả hay nói cách khác là… vỡ quỹ.
Cùng quan điểm, đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho rằng, để đảm bảo sự bền vững tài chính lâu dài của quỹ (trong 50 hoặc 100 năm tới) thì việc nâng tuổi nghỉ hưu lên 65 cho cả nam và nữ và giảm mức chi cho lương hưu là không thể tránh khỏi.
Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
Trong Dự thảo Luật lao động sửa đổi, lần đầu công bố cuối năm 2016, đã đưa ra đề xuất bỏ quy định “Lao động nữ nuôi con dưới một tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút” đã vấp phải sự phản ứng của lao động nữ.

Hiện tại, quy định lao động nữ nuôi con dưới một tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút được các doanh nghiệp tuân thủ khá đầy đủ. Đây là cũng là chính sách giúp đỡ rất nhiều chị em phụ nữ trong quá trình nuôi con nhỏ để họ có thêm thời gian được nghỉ mỗi ngày chăm sóc con nhỏ.
Dự thảo lần này đã đề xuất giữ nguyên quy định “Lao động nữ nuôi con dưới một tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút” để bảo đảm quyền lợi cho người lao đông nữ và quyền được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ của trẻ em.
Lê Cường
Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu để được hưởng chế độ thai sản?
Người lao động “được gì” khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng?
-
1Xét xử vụ án làm giả hồ sơ cho bác sĩ người Trung Quốc hành nghề tại Việt Nam
-
2Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025
-
3VKSND huyện Thanh Miện phối hợp với TAND cùng cấp xét xử vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
4Quy định mới về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
-
6VKSND TP Đà Nẵng phối hợp xét xử vụ án tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép
-
7VKSND huyện Yên Châu kiến nghị áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm đối với người dưới 18 tuổi
Bài viết chưa có bình luận nào.