Quy định việc sử dụng chuyên gia của các cơ quan của Quốc hội
(kiemsat.vn) Theo Nghị quyết số 15/2022/UBTVQH15, chuyên gia của lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần đáp ứng tiêu chuẩn có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực cần tham vấn, có kiến thức sâu rộng và uy tín trong công tác tham mưu, hoạch định chính sách, chiến lược.
Hội thảo trực tuyến giữa VKSND tối cao Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhật Bản
Bổ sung dự án luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2022
Bộ Chính trị gặp mặt các nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước
Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh minh họa) |
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số: 15/2022/UBTVQH15 Quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết này quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (sau đây gọi tắt là “cơ quan, người có thẩm quyền”).
Chuyên gia bao gồm: Nguyên đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, người làm công tác quản lý, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở trong nước và ngoài nước; có điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định.
Việc sử dụng chuyên gia phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, người có thẩm quyền và bảo đảm công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Cơ quan, người có thẩm quyền tùy theo tính chất công việc được sử dụng chuyên gia làm việc theo hình thức thường xuyên hoặc theo từng nội dung công việc cụ thể vào thời gian nhất định, bảo đảm thiết thực, hiệu quả; căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu công việc và lĩnh vực cụ thể, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định số lượng chuyên gia cần sử dụng.
Theo Nghị quyết, chuyên gia có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực cần tham vấn; có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, tâm huyết, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức sâu rộng, có trí tuệ và uy tín trong công tác tham mưu, hoạch định chính sách, chiến lược. Có khả năng tham vấn thông thạo trong một số lĩnh vực cụ thể đã được thực tiễn khẳng định; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chuyên gia có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Nghiên cứu, cung cấp thông tin, hoàn chỉnh báo cáo, bài viết, bài nói, ý kiến bình luận, nhận xét, phát biểu, các ý kiến góp ý theo nhiệm vụ và lĩnh vực được giao; tham vấn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng pháp luật; các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; các vấn đề được các cơ quan, người có thẩm quyền quan tâm trong hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh; giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Chuyên gia được mời tham dự các phiên họp: Toàn thể Ủy ban, Thường trực Ủy ban mở rộng; phiên họp chuyên đề năm, các phiên họp khác của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội theo quyết định của cấp triệu tập Hội nghị; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; được tham dự và thể hiện quan điểm, chính kiến trong các cuộc họp, Hội thảo, Hội nghị, các phiên giải trình, các đoàn công tác, khảo sát, giám sát liên quan đến Ngành, lĩnh vực phân công; được trả thù lao theo quy định.
Chuyên gia có nghĩa vụ phải thực hiện các quy định về bảo mật thông tin và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan, người có thẩm quyền trực tiếp sử dụng giao.
Theo Nghị quyết, cơ quan, người có thẩm quyền thuê chuyên gia theo hình thức ký hợp đồng làm việc. Mức thù lao chi trả cho chuyên gia có thể trả theo tháng, theo tuần, theo ngày, theo giờ hoặc thuê khoán chuyên môn. Định mức chi cho từng nội dung cụ thể không vượt quá định mức chi đã được quy định tại các văn bản hiện hành.
Kinh phí sử dụng chuyên gia và điều kiện bảo đảm hoạt động của chuyên gia được tính trong kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan, người có thẩm quyền. Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể xem xét bố trí phòng làm việc, phương tiện đi lại và các điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động của chuyên gia.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Văn phòng Quốc hội phối hợp, thống nhất với Bộ Tài chính quy định lập dự toán kinh phí hằng năm; hướng dẫn chi tiết về nội dung, định mức chi; hồ sơ thanh quyết toán kinh phí thuê chuyên gia theo quy định.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày 16/2/2022./.
Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và phân phối xăng dầu
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.