Bổ sung dự án luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2022
(kiemsat.vn) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc bổ sung hai dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2022
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết giải thích Khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự 2015
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 luật
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. (Ảnh:CTV) |
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 8, sáng ngày 17/02, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình đề nghị bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, trong đó làm rõ hơn quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm” thông qua các giải pháp nhằm nâng cao quản lý chất lượng người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Về phạm vi của dự án Luật, đã phân định rõ giữa công tác khám bệnh, chữa bệnh và y tế dự phòng, theo đó, tại dự án Luật này sẽ chỉ quy định về vấn đề khám bệnh, chữa bệnh và các nội dung liên quan đến dự phòng, bao gồm: nâng cao sức khỏe (bao gồm các vấn đề về dinh dưỡng và dự phòng các rối loạn tâm thần), phòng, chống bệnh truyền nhiễm, quản lý bệnh không lây nhiễm và quản lý sức khỏe người dân sẽ được quy định trong dự án Luật Phòng bệnh. Bên cạnh đó, việc cho phép sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế để chi cho một số hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có tính chất dự phòng như tầm soát ung thư sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo hiểm y tế.
Rà soát lại toàn bộ các chính sách để đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng đối với công tác khám bệnh, chữa bệnh, làm rõ hơn quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm”, theo đó đã chỉnh lý và hoàn thiện 10 nhóm chính sách.
Về sự cần thiết ban hành Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội tán thành cao với sự cần thiết sớm sửa đổi toàn diện Luật Khám bệnh, chữa bệnh để kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; khắc phục các hạn chế, bất cập trong thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh thời gian qua; bổ sung, hoàn thiện các quy định đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh khi phát sinh tình huống đặc biệt chưa có tiền lệ như đại dịch COVID-19; giải quyết những vấn đề mới đặt ra để phát triển, hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh…
Thẩm tra đề nghị bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, hồ sơ do Chính phủ trình cơ bản đã có đủ các loại tài liệu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Qua thảo luận, đa số các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao việc bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 cũng như khẳng định sự cần thiết sớm sửa đổi toàn diện Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) rất quan trọng, liên quan đến chăm sóc sức khỏe của nhân dân, do vậy cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần đầu tư công sức kỹ lưỡng cho vấn đề này để đảm bảo chất lượng cao nhất. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thống nhất cao bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, quan trọng là công tác chuẩn bị kỹ, đủ điều điều kiện thì mới trình ra Quốc hội, chuẩn bị càng sớm càng tốt vì nhu cầu hiện đang cấp bách nhưng phải kỹ lưỡng, thận trọng.
Tại phiên họp, với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Khai mạc phiên họp thường kỳ thứ 08 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.