Quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND
Vụ trưởng các Vụ Giám đốc, kiểm tra thuộc TANDTC; Chánh án TAND cấp cao; Chánh án TAND cấp tỉnh và Chánh án TAND cấp huyện) có hành vi vi phạm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành sẽ bị xử lý trách nhiệm.
TAND tối cao ra mắt Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
Kế hoạch triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Sẽ ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa theo quy định của pháp luật
Từ ngày 1/7/2017, những người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành sẽ bị xử lý trách nhiệm.
Xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp
Ngày 19/6/2017, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 120/QĐ-TANDTC Ban hành Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND. Quy định điều chỉnh việc áp dụng nguyên tắc, hình thức, hậu quả, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật. Quy định này không điều chỉnh việc xử lý trách nhiệm Thẩm phán TANDTC và người giữ chức danh tư pháp trong các TAQS. Người giữ chức danh tư pháp trong TAND bao gồm: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án.
Việc xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND đảm bảo kịp thời, khách quan, công bằng, nghiêm minh đúng quy định; không áp dụng hình thức xử lý trách nhiệm thay cho hình thức kỷ luật và các hình thức xử lý khác. Người có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý trách nhiệm về từng hành vi vi phạm và phải bị xử lý bằng hình thức trách nhiệm nặng hơn một mức so với hình thức xử lý trách nhiệm áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất. Việc xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp được thực hiện khi xác định có hành vi vi phạm. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của người giữ chức danh tư pháp trong quá trình xử lý trách nhiệm. Những người bị xử lý trách nhiệm không đúng quy định sẽ được kịp thời khôi phục lại nhiệm vụ, quyền hạn và được xem như chưa bị xử lý trách nhiệm. Chỉ xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động tư pháp của Tòa án.
Người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng các hình thức: kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị; tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao; bố trí làm công việc khác; chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán; không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán. Mặt khác, người bị xử lý trách nhiệm sẽ không được xem xét, đề nghị người có thầm quyền khen tặng danh hiệu thi đua từ “Lao động tiên tiến” trở lên khi kết thúc năm công tác.
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, người bị xử lý trách nhiệm phải chịu các hậu quả khác như: không được xem xét quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý; không được xem xét cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị hoặc các hình thức đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài; không được xem xét để nghị bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; không được tham gia kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán, kỳ thi chuyển ngạch, nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong thời gian bị xử lý trách nhiệm. Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND quy định rõ thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là Chánh án, Phó Chánh án; đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; đối với người giữ chức danh tư pháp được biệt phái; đối với người giữ chức danh tư pháp đã chuyển công tác, sau đó mới xác định có hành vi vi phạm tại cơ quan, đơn vị đã công tác…
Thời hạn xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp tối đa là 30 ngày, kể từ ngày xác định người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm cho đến ngày người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý. Khi phát hiện hành vi vi phạm của người giữ chức danh tư pháp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm phải kiểm tra, xác định rõ hành vi vi phạm và ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý trách nhiệm. Thông báo phải nêu rõ thời điểm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm, thời điểm xác định người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm và thời hạn xử lý trách nhiệm. Trường hợp vụ, việc có liên quan đến nhiều người hoặc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý trách nhiệm có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 60 ngày.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị
Người đứng đầu là người giữ chức vụ quản lý cao nhất tại cơ quan, đơn vị trong các TAND bao gồm: Vụ trưởng các Vụ Giám đốc, kiểm tra thuộc TANDTC; Chánh án TAND cấp cao; Chánh án TAND cấp tỉnh và Chánh án TAND cấp huyện. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong các TAND có hành vi vi phạm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành sẽ bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị khi trong một năm công tác, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý có số người giữ chức danh tư pháp bị xử lý trách nhiệm chiếm tỷ lệ từ 10% trở lên trên tổng số người giữ chức danh tư pháp của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu thiếu trách nhiệm hoặc không tổ chức thực hiện việc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án theo quy định tại Nghị quyết 03/2017/HĐPT ngày 16/3/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ bị xử lý trách nhiệm khi trong cơ quan, đơn vị có Thẩm phán để từ 2 vụ, việc quá thời hạn giải quyết, xét xử từ 12 tháng trở lên theo quy định của BLTTHS, BLTTDS, Luật Tố tụng hành chính. Trong cơ quan, đơn vị có Thẩm tra viên để từ 1 vụ, việc quá thời hạn xem xét, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTHS, BLTTDS, Luật Tố tụng hành chính dẫn đến vụ, việc không thể kháng nghị hoặc trả lời đơn cho đương sự. Người đứng đầu thiếu trách nhiệm, để xảy ra vi phạm trong việc tổ chức công tác xét xử của TAND thuộc quyền quản lý, gây ảnh hưởng đến uy tín, uy nghiêm, chất lượng công tác xét xử, giải quyết các vụ, việc; để quá thời hạn xử lý hoặc không xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra vi phạm pháp luật tại cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý có liên quan đến tiêu cực, tham nhũng; không chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời theo yêu cầu của Tòa án cấp trên khi đã có văn bản nhắc nhở lần thứ hai. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có người giữ chức danh tư pháp thuộc quyền quản lý thực hiện hành vi vi phạm liên quan đến tiêu cực, tham nhũng thì bị xử lý theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan.
Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2017. Đối với các bản án, quyết định đã giải quyết, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trong nhiệm kỳ Thẩm phán bị Tòa án có thẩm quyền hủy, sửa trước ngày Quy định này có hiệu lực vẫn được xem xét để xử lý trách nhiệm Thẩm phán khi bổ nhiệm nâng ngạch hoặc bổ nhiệm lại Thẩm phán. Chánh án TANDTC yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC, Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án TAND cấp huyện chịu trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện Quy định này.
Các đơn vị trong TAND có trách nhiệm xây dựng, ban hành chỉ tiêu công tác hàng tháng, quý, năm, để làm căn cứ thực hiện và xử lý trách nhiệm khi có hành vi vi phạm. Ban Thanh tra TANDTC có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc khó khăn, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án các cấp kịp thời phản ánh về TANDTC thông qua Ban Thanh tra để được hướng dẫn kịp thời. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND do Chánh án TANDTC quyết định.
PV/cong.ly
TANDTC hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14
Từ 01/01/2018, sẽ không còn “vành móng ngựa”
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.