Quản lý, sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung trong ngành Kiểm sát nhân dân
(kiemsat.vn) Viện trưởng VKSND tối cao vừa ký Quyết định số 444/QĐ-VKSTC ban hành Quy chế quản lý, sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) dùng chung trong ngành Kiểm sát nhân dân. Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/12/2023.
Ký Tuyên bố chung Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện công tố các nước ASEAN - Trung Quốc lần thứ 13
Chùm ảnh: Những dấu ấn nổi bật của Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện công tố các nước ASEAN - Trung Quốc lần thứ 13
Tăng cường phối hợp trong công tác đảng giữa Ban cán sự đảng VKSND tối cao và Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương
Hệ thống Truyền hình hội nghị ngành Kiểm sát nhân dân. |
Phần mềm được quản lý tập trung, thống nhất tại Trung tâm dữ liệu của VKSND tối cao
Theo đó, Quy chế quy định nguyên tắc, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng phần mềm ứng dụng CNTT dùng chung trong ngành Kiểm sát nhân dân. Quy chế không điều chỉnh đối với việc quản lý, sử dụng các phần mềm không do VKSND tối cao đầu tư, cung cấp. Quy chế được áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng các phần mềm, gồm: Các đơn vị thuộc VKSND tối cao; các VKSND cấp cao; VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Phần mềm được quản lý tập trung, thống nhất tại Trung tâm dữ liệu của VKSND tối cao, vận hành thông qua hệ thống mạng, hoạt động liên tục, được bảo đảm an toàn, bảo mật trong quá trình quản lý, sử dụng. Ngôn ngữ sử dụng trong phần mềm là tiếng Việt, mã font chữ sử dụng bộ mã Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành (hiện tại là TCVN 6909:2001). Đồng thời, phải tuân thủ kiến trúc Viện kiểm sát điện tử.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người quản trị, người sử dụng phần mềm
Việc quản lý, sử dụng các phần mềm phải bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, quy định của Quy chế và các quy định có liên quan để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ và thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân. Công chức, viên chức và người lao động công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bảo mật dữ liệu điện tử. Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
Bên cạnh đó, Quy chế cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm đối với người quản trị, người sử dụng các phần mềm: Không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát nhân dân; tự ý thay đổi tính năng, giao diện của các phần mềm; tự ý cài đặt, gỡ bỏ các phần mềm gây ảnh hưởng đến công việc; sử dụng quyền quản trị để truy cập trái phép dữ liệu của các phần mềm; cung cấp tài khoản, thông tin, nội dung, dữ liệu các phần mềm cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Danh mục các phần mềm dùng chung trong ngành Kiểm sát nhân dân
Phần mềm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, gồm: Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống Thư điện tử công vụ; Hệ thống Truyền hình hội nghị; Cổng thông tin điện tử VKSND tối cao.
Phần mềm trong công tác nghiệp vụ, gồm: Phần mềm Quản lý và thống kê án hình sự; Phần mềm Quản lý và thống kê án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp; Phần mềm Sổ thụ lý nghiệp vụ điện tử án hình sự; Phần mềm Sổ thụ lý nghiệp vụ điện tử án dân sự, hành chính, thi hành án; Phần mềm Quản lý đơn, giải quyết khiếu nại tố cáo; Phần mềm Quản lý đơn, án giám đốc thẩm, tái thẩm; Phần mềm Thống kê.
Phần mềm trong công tác văn phòng, quản trị nội bộ, gồm: Phần mềm Quản lý nhân sự; Phần mềm Quản lý công tác thanh tra; Phần mềm Quản lý công tác thi đua - khen thưởng; Phần mềm Lưu trữ và số hóa tài liệu; Phần mềm Kế toán - tài chính; Phần mềm Quản lý tài sản công; Các phần mềm khác do VKSND tối cao đầu tư, cung cấp.
Việc quản lý, sử dụng phần mềm phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với dữ liệu và phần mềm theo quy định của pháp luật, của Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng của VKSND và Quy chế. Đối với các phần mềm được sử dụng theo hình thức thuê dịch vụ thì nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Cơ quan, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Quy chế và các quy định khác của ngành Kiểm sát nhân dân liên quan đến việc quản lý, sử dụng các phần mềm, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân; nếu vi phạm gây thiệt hại đến tài sản, trang thiết bị thì chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Không trích, ghép hình ảnh đồng tiền Việt Nam với những nội dung khác trái với thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.