Phiên họp thứ 30: Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân
(kiemsat.vn) Sáng 22/02/2024, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp thứ 30. Tại phiên họp sẽ xem xét cho ý kiến quyết định 5 nội dung chính trong phiên họp này, trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tờ trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân.
Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành Kiểm sát nhân dân
Thư chúc mừng năm mới Giáp Thìn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong phiên thường kỳ thường kỳ của tháng 2, phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra trong thời gian 1 ngày để sẽ xem xét cho ý kiến, quyết định 5 nội dung chính.
Thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Đây là 1 dự án luật trong tổng số 9 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 tới.
Thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Chủ tịch Quốc hội cho biết, Luật Cảnh vệ được sửa đổi vào năm 2017, đến nay cần phải được sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa kịp thời Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 12-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và bổ sung hoặc khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong hoạt động thực tiễn.
Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tờ trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân. Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là công việc thường xuyên thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến nay Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chuẩn bị kỹ lưỡng để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.
Thứ tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Báo cáo công tác Dân nguyện của Quốc hội tháng 1 năm 2024. Trong đó có kết hợp công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 12/2023 theo thông lệ.
Thứ năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV để đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng của kỳ họp này khi Quốc hội đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, đặc biệt là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đồng thời cho ý kiến để tiếp tục có những nội dung cần phải phát huy và những nội dung cần tiếp tục rút kinh nghiệm để hoạt động của Quốc hội ngày càng phát huy được dân chủ, tăng tính pháp quyền và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong cả công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, khối lượng công việc trong thời gian tới để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 còn rất nặng khi dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật và một số dự thảo nghị quyết có tính chất như luật, đồng thời cho ý kiến lần đầu đến khoảng 11-12 dự án luật khác. Như vậy, số lượng dự án luật thông qua và cho ý kiến tại kỳ họp tới đây sẽ lớn nhất trong từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Do đó, ngoài phiên họp thường kỳ của tháng 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan đẩy mạnh công tác chuẩn bị để có thể tổ chức tốt 2 phiên họp trong tháng 3 để chuẩn bị cho kỳ họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tờ trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân. |
Theo chương trình phiên họp, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét và biểu quyết thông qua Nghị quyết về giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân.
Tại phiên họp, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến đã trình bày Tờ trình về việc đề nghị giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, trong thời gian 10 năm trở lại đây, khối lượng công việc của Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng 90%; nhất là án hành chính, dân sự, kinh doanh thương mại… Tính chất tội phạm, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp nhất là những tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; tội phạm công nghệ cao...
Đồng thời, theo quy định mới của các đạo luật tư pháp, ngành Kiểm sát nhân dân được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới mà khi thực hiện công chức cần phải có chức danh tư pháp như: Kiểm sát viên phải trực tiếp cùng Điều tra viên tiến hành 07 hoạt động tố tụng... Do đó, Kiểm sát viên phải thực hiện thêm nhiều trình tự thủ tục, khi giải quyết nhiều vụ án, vụ việc phức tạp không có nhiều thời gian để thực hiện các hoạt động khác.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân thành lập thêm Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp các vụ, việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao. Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian tới.
Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, Thường trực Ủy ban Tư pháp tán thành với nhiều nội dung trong Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thấy rằng, thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo thực hiện cơ bản nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả.
Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với chủ trương bổ sung số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian tới.
Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
-
1Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với VKSND tối cao
-
2Sau 29,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
-
3VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
-
4VKSND tối cao Việt Nam tham dự Hội nghị Hiệp hội Công tố viên quốc tế tại Hong Kong
-
5Thể chế là 'đột phá của đột phá' để khơi thông mọi nguồn lực phát triển
-
6Hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024
-
7Tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
-
8Thực hiện thí điểm áp dụng các biện pháp để xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Bài viết chưa có bình luận nào.