Phát hiện, xử lý 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu
(kiemsat.vn) 6 tháng đầu năm 2022, Ban Chỉ đạo 389 cả nước đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm, trong đó: 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 1.019 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.
Đội trưởng Kiểm tra chống buôn lậu bị bắt do liên quan đến hành vi nhận hối lộ
Tăng cường chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
Khởi tố, bắt tạm giam 6 bị can liên quan đến đường dây buôn lậu 3kg vàng tại An Giang
Báo cáo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa qua cho thấy, tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn ra phức tạp, trọng điểm là tại các khu vực đường mòn, lối mở, kênh, rạch, sông, suối biên giới. Hàng hóa vi phạm đa dạng, tập trung nhiều vào các nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng có thuế suất cao, hàng cấm như ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. |
Theo báo cáo, Ban Chỉ đạo 389 cả nước đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm (giảm 25,05% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó: 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 53,72% so với cùng kỳ năm 2021); 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế (giảm 4,72% so với cùng kỳ năm 2021); 1.019 vụ hàng giả, vi phạm SHTT (giảm 90,61% so với cùng kỳ năm 2021). Thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng. Nhiều vụ việc, vụ án, đối tượng cầm đầu, đường dây ổ nhóm, tụ điểm phức tạp về buôn lậu thương mại và hàng giả trên cả nước đã được các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, tạo sự răn đe, phòng ngừa.
Qua phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm, nhận thấy, số vụ việc được phát hiện xử lý có quy mô lớn hơn, tính chất phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, xu hướng chuyển dịch từ quy mô nhỏ lẻ sang lợi dụng pháp nhân để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra khá thường xuyên, công khai và phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp gây nhiều khó khăn trong việc phát hiện, bắt giữ và xử lý của các cơ quan quản lý.
Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới diễn ra với phương thức, thủ đoạn tinh vi khó lường, tập trung vào một số hành vi như: không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước; chuyển giá, xuất khống để hoàn thuế VAT, ...
Cùng với đó, các đối tượng lợi dụng các loại hình tạm nhập tái xuất, vận chuyển độc lập, vận chuyển kết hợp để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; lợi dụng thương mại điện tử xuyên biên giới, các tổ chức kinh doanh cấu kết với các đối tượng làm thuê để thực hiện hành vi phạm tội.
Ngoài ra, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền chất qua biên giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt nổi lên vẫn là tuyến đường hàng không. Các đối tượng tội phạm ma túy xuyên quốc gia lợi dụng chủ trương ưu đãi, thu hút đầu tư để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam, sau đó vận chuyển phương tiện, thiết bị, nguyên liệu, thuê kho bãi... phục vụ hoạt động sản xuất và vận chuyển trái phép ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, từ 16/12/2021 đến 15/7/2022, ngành Hải quan đã trực tiếp và phối hợp phát hiện, bắt giữ và xử lý 9.376 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 3.996 tỷ đồng; cơ quan hải quan khởi tố 26 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 69 vụ, số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 299,5 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2022. ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ 151 vụ/147 đối tượng. Tang vật thu được: gần 101 kg Heroin; gần 73 kg Cần sa; gần 42 kg thuốc phiện; hơn 374 kg ma túy tổng hợp và hơn 46 nghìn viên ma túy tổng hợp; 280 viên chất hướng thần; gần 11 kg tiền chất; 500 tem giấy có tẩm chất ma túy LST; gần 05 kg cỏ mỹ khô.
Tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu và hàng giả trong thương mại điện tử
Truy tố 74 bị can trong vụ buôn lậu hơn 200 triệu lít xăng giả
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
7VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
8VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.