Phạt đến 3 triệu đồng nếu vứt xác động vật ra đường
(kiemsat.vn) Đây là quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 41/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Hà Nội sẽ công khai danh tính “cát tặc”
Chế tài nào cho người sản xuất, kinh doanh rượu chứa methanol?
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí do xác động vật gây ra mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại gần đây. Nguyên nhân là do số động vật chết như lợn, gà không được người chăn nuôi xử lý chôn lấp, tiêu hủy theo quy định mà thường nhét vào bao tải, buộc lại rồi thả giữa dòng nước hoặc vứt bừa bãi ra môi trường.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Để tránh tình trạng trên, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, giải quyết triệt để, dứt điểm tình trạng này và vận động người dân, xử lý, chôn lấp đúng quy định, nhất là không tự tiện vứt xác động vật chết ra môi trường.
Bên cạnh đó, cần phải xử lý nghiêm hành vi vứt động vật chết ra môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống chung của cộng đồng. Có như vậy, mới chấm dứt tình trạng vô ý thức của một số người dân như thời gian qua, nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe, cuộc sống bình thường của người dân.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Theo Nghị định số 41/2017 thì từ ngày 20/5/2017 phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm dưới đây:
+ Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật;
+ Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường;
+ Không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi;
Nghị định cũng quy định mức xử phạt đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thì sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng và:
+ Phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
+ Phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi; đồng thời đình chỉ hoạt động từ 06 đến 12 tháng (mức cũ từ 01 đến 03 tháng).
Anh Minh
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.