Nói xấu lãnh đạo trên mạng xã hội sẽ bị khai trừ khỏi Đảng
(kiemsat.vn) Từ 15/11, Đảng viên nào lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng thì bị xử lý kỷ luật với hình thức khai trừ khỏi Đảng.
Khuyến khích giáo dục pháp luật trong nhà trường trên mạng
TS Nguyễn Sỹ Dũng: Mạng xã hội và những thách thức của báo chí
Mạng xã hội tố giác tội phạm rất hiệu quả
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ngày 15/11, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quy định 181-QĐ/TW.
Đảng viên nào lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng thì bị xử lý kỷ luật với hình thức khai trừ khỏi Đảng.
Đặc biệt, những đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận, thi hành kỷ luật theo đúng quy định.
Trong một số trường hợp, hành vi vi phạm của đảng viên sẽ bị tăng nặng mức kỷ luật nếu:
– Đã được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giáo dục, nhắc nhở mà không sửa chữa;
– Quanh co, che giấu hoặc không tự giác nhận khuyết điểm;
– Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo vi phạm hoặc người cung cấp chứng cứ vi phạm;
– Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, lập hồ sơ, chứng cứ giả;
– Đối phó, cản trở, gây khó khăn, trở ngại trong quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, thẩm tra, xác minh, thu nhập chứng cứ vi phạm;
– Vi phạm nhiều lần, có hệ thống, bị xử lý kỷ luật nhiều lần;
– Vi phạm có tổ chức; là người chủ mưu, khởi xướng hành vi vi phạm;
– Ép buộc, vận động, tổ chức, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.
– Ép buộc, hướng dẫn hoặc tạo điều kiện cho người khác tạo lập tài liệu, chứng cứ giả; che giấu, sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, hồ sơ, tài liệu.
Tuy nhiên, đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản; đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
Xem đầy đủ và chi tiết Quy định 102-QĐ/TW.
Phạm Hằng
(giới thiệu)
Các bài liên quan>>>
Quy định mới về trang phục hàng ngày của Tòa án nhân dân
Vì sao bảo hiểm tiền gửi chỉ trả tối đa 75 triệu đồng?
Bãi bỏ một số giấy tờ trong thủ tục giải quyết BHXH
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.