Những mốc thời gian học sinh cần nhớ trong đợt xét tuyển đại học - cao đẳng 2018
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) lưu ý những mốc thời gian quan trọng thí sinh cần nhớ trong mùa tuyển sinh 2018.
Những trường hợp bị can, đại diện của pháp nhân phạm tội không được đọc và chép tài liệu vụ án
Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân: Dừng đào tạo hệ dân sự
Hướng dẫn về việc phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) lưu ý những mốc thời gian quan trọng thí sinh cần nhớ trong mùa tuyển sinh 2018.
Đầu tiên, trong tháng 3, thí sinh nên tham khảo các thông tin để chọn ngành, trường học phù hợp với năng lực của mình. Những ngành nào yêu thích nhất, có mong muốn vào học nhất thì nên xếp ở nguyện vọng ưu tiên nhất.
Bộ GDĐT yêu cầu các trường công bố đề án tuyển sinh trước ngày 20.3. Hiện một số trường đã đưa thông tin tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường; nhưng sau khi công bố quy chế tuyển sinh sửa đổi cũng như lịch thi, có thể các trường sẽ có điều chỉnh đôi chút. Do đó, thời điểm tin cậy với các đề án tuyển sinh là từ ngày 20.3 trở đi.
Mốc thời gian thứ 2 trong kỳ tuyển sinh 2018 thí sinh cần quan tâm là từ ngày 1.4-20.4. Đây là thời điểm thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng tại trường THPT nơi mình học. Thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng như năm 2017.
Khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có chứng minh nhân dân. Trong trường hợp không có chứng minh nhân dân thì phần mềm quản lý thi sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý. Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi ĐKDT.
Các đơn vị ĐKDT thực hiện: Thu 2 Phiếu ĐKDT, bản photocopy 2 mặt chứng minh nhân dân trên 1 mặt giấy A4, 2 ảnh 4x6 cm và một phong bì thư đã dán tem ghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh để trong túi đựng hồ sơ theo mẫu của Bộ GDĐT; nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm quản lý thi. Sau khi đã nhập xong dữ liệu, giáo viên cần in thông tin ĐKDT của thí sinh từ phần mềm quản lý thi, giao cho giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ được phân công để tổ chức cho học sinh rà soát, ký xác nhận.
Sau khi đã đăng ký, thí sinh tiếp tục theo dõi, nghiên cứu thông tin về điểm thi, tương quan điểm thi, đầu vào của các trường và đồng thời ôn luyện tốt để tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Mốc thời gian thứ 3 là vào tháng 6.2018, các thí sinh sẽ tập trung tại địa điểm thi để làm thủ tục đăng ký, nhận thẻ dự thi và chỉnh sửa sai sót nếu có.
Thứ 4, từ ngày 19-26.7, sau khi biết điểm thi THPT quốc gia 2018, thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng phù hợp với số điểm mà mình đạt được.
Mốc thời gian thứ 5, các trường sẽ công bố kết quả thi trước 16.8. Thời gian này, thí sinh có quyền xác định nhập học, xét tuyển bổ sung hoặc chờ xét tuyển bằng phương thức khác.
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.