Nghiên cứu, triển khai xây dựng ứng dụng "Trợ lý ảo" trong hoạt động hành chính, nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân
(kiemsat.vn) Chiều ngày 20/12/2023, Tạp chí Kiểm sát đã có buổi làm việc với Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (Cục 2) VKSND tối cao nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch số 221/KH-VKSTC ngày 15/12/2023 của VKSND tối cao về chuyển đổi số ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024. Một trong những mục tiêu quan trọng trong Kế hoạch là xây dựng ứng dụng "Trợ lý ảo" trong hoạt động hành chính, nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân
VKSND tối cao và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2023 - 2027
Ảnh: Lễ ký thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tập đoàn VNPT
Đồng chí Nguyễn Đức Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát và đồng chí Hoàng Minh Tiến, Cục trưởng Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (Cục 2) VKSND tối cao chủ trì buổi làm việc nghiên cứu xây dựng ứng dụng "Trợ lý ảo" trong hoạt động hành chính, nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân. |
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đức Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân; theo đó, ngày 02/12/2022, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Quyết định số 359/QĐ-VKSTC phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin của ngành Kiểm sát nhân dân đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Với quan điểm xuyên suốt của công tác chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân là lấy công chức, viên chức và người lao động làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực, VKSND tối cao xác định năm 2024 là năm bứt phá, tiến tới hoàn thành các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin của ngành Kiểm sát nhân dân đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong Kế hoạch số 221/KH-VKSTC ngày 15/12/2023 của VKSND tối cao về chuyển đổi số ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024 là xây dựng ứng dụng "Trợ lý ảo" trong hoạt động hành chính, nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân. Ứng dụng sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho cán bộ, Kiểm sát viên rút ngắn thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và có thể liên kết, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa Viện kiểm sát các cấp.
Tại buổi làm việc, các cán bộ chủ chốt của hai đơn vị đã tập trung thảo luận, chia sẻ những nhận thức về ứng dụng "Trợ lý ảo", xác định rõ mục tiêu, tiếp thu những kinh nghiệm, kết quả của một số cơ quan, đơn vị trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng Trợ lý ảo. Đồng thời, bước đầu thống nhất cách thức phối hợp, triển khai nhằm đảm bảo tiến độ triển khai và đạt hiệu quả cao nhất.
Ngày 15/12/2023, Viện trưởng VKSND tối cao ký ban hành Kế hoạch số 221/KH-VKSTC về chuyển đổi số ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024. Theo đó, Tạp chí Kiểm sát là đơn vị chủ trì phối hợp với Cục 2, Cục 3, Văn phòng VKSND tối cao, VKSND tỉnh Quảng Ninh xây dựng phần mềm "Ứng dụng trợ lý ảo trong hoạt động hành chính, nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân ".
Kế hoạch xác định năm 2024 là năm bứt phá, tiến tới hoàn thành các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin của ngành Kiểm sát nhân dân đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ đề ra phải bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, phù hợp khả năng thực hiện của các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm quyết tâm vượt khó, tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, thực chất. Triển khai chuyển đổi số một cách tổng thể, toàn diện; lựa chọn việc dễ làm trước, việc khó triển khai thí điểm, đánh giá hiệu quả trước khi mở rộng. Tập trung phát triển các nền tảng số dùng chung toàn ngành Kiểm sát nhân dân để liên kết, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa Viện kiểm sát các cấp và giữa ngành Kiểm sát nhân dân với các bộ, ban, ngành, địa phương. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết và cần thực hiện trước một bước trong chuyển đổi số.
Mục tiêu chung của Kế hoạch là ứng dụng công nghệ số hiện đại, bảo mật để đem lại kết quả công việc tốt hơn, từ công tác đảng, công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành đến công tác chuyên môn, nghiệp vụ của từng lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân; hướng tới đưa toàn bộ hoạt động hành chính và một số hoạt động nghiệp vụ chính của Ngành lên môi trường số; từng bước ứng dụng công nghệ số trong công tác nghiệp vụ của Ngành, trong đó trọng tâm là việc quản lý, xử lý toàn trình án hình sự trên môi trường số.
Các mục tiêu cụ thể được xác định là chuyển đổi số trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành với 100% văn bản trao đổi, xử lý công việc hành chính trong ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện trên môi trường mạng, có chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật và của Ngành). 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành được định danh số; cập nhật đúng, đủ, chính xác, kịp thời và bảo đảm tính xác thực của các dữ liệu, tài liệu cung cấp kèm theo dữ liệu cá nhân của mình vào cơ sở dữ liệu hồ sơ nhân sự của Ngành. Ứng dụng trợ lý ảo trong hoạt động hành chính, nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân. Hình thành Thư viện số trong ngành Kiểm sát nhân dân…
Một trong các giải pháp được đưa ra là phát triển các nền tảng số dùng chung trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân thay vì triển khai các phần mềm đơn lẻ. Bảo đảm liên thông dữ liệu giữa các nền tảng số trong toàn ngành và liên thông dữ liệu giữa ngành Kiểm sát nhân dân với các bộ, ban, ngành, địa phương. Hình thành nền tảng Bàn làm việc số ngành Kiểm sát nhân dân là tích hợp các nền tảng số phục vụ hoạt động hành chính trên môi trường số.
Chuyển đổi số là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội và cả hệ thống chính trị
VKSND tối cao tổ chức phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của ngành Kiểm sát nhân dân
-
1Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh có tân Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
-
2Công bố và trao quyết định về công tác cán bộ của Viện trưởng VKSND tối cao
-
3Hội nghị lấy ý kiến về đề án của Trung ương do VKSND tối cao chủ trì
-
4Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Vụ 1 VKSND tối cao và A09 Bộ Công an
-
5Hội thảo về Sổ tay kỹ năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
-
6Tọa đàm giữa VKSND tối cao Việt Nam và Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga về các vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự
-
7Viện trưởng VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh
-
8Họp Ban chỉ đạo tổng kiểm kê tài sản công ngành Kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.