Máy bay quân sự chở hơn 100 người rơi ở Myanmar
Máy bay chở hơn 100 binh lính Myanmar cùng người nhà rơi sau khi cất cánh ở miền nam đất nước.
Quy định thẻ đảng, thẻ nhà báo, bằng lái không được dùng đi máy bay có sai sót
Quy mô của nhà chứa máy bay quân sự Trung Quốc xây ở Trường Sa
Máy bay chở 275 người bốc cháy khi hạ cánh khẩn ở Dubai
Một máy bay Y-8 của không quân Myanmar. Ảnh: Wiki
Chiếc máy bay vận tải Y-8-200F của quân đội Myanmar khởi hành từ thị trấn ven biển Myeik, miền nam đất nước, vào 13h06 (13h36 giờ Hà Nội) để đến Yangon, thành phố lớn nhất nước này. Tuy nhiên, nó mất liên lạc với mặt đất khi bay qua biển Andaman, tại điểm cách thị trấn Dawei 70 km về phía tây, theo Reuters.
Quân đội Myanmar cho biết trên máy bay có 106 hành khách gồm binh lính Myanmar và người nhà, cùng với 14 thành viên tổ bay. Một quan chức hàng không dân dụng trước đó nói máy bay chở 105 người nhưng thông tin này đã được thay đổi.
Quân đội Myanmar đã điều tàu hải quân và hai máy bay tìm kiếm. Họ phát hiện mảnh vỡ của phi cơ trên biển, cách Dawei 218 km, Naing Lin Zaw, một quan chức du lịch tại thành phố Myeik, nói với AFP. Một nguồn tin không quân giấu tên cũng xác nhận tàu tìm kiếm cứu hộ đã phát hiện mảnh vỡ của máy bay. Hiện chưa có thông tin chính thức về số thương vong.
Y-8 là máy bay vận tải kích cỡ trung bình và tầm bay trung bình do Tập đoàn Máy bay Thiểm Tây sản xuất tại Trung Quốc, dựa trên chiếc Antonov An-12 của Liên Xô. Nó đã trở thành một trong những máy bay vận tải dùng cho cả mục đích quân sự và dân sự phổ biến nhất ở Trung Quốc. Bắc Kinh xuất khẩu máy bay này sang Myanmar, Sudan và Sri Lanka. Chiếc máy bay gặp nạn được mua vào tháng ba năm ngoái và đã bay được 809 giờ.
Máy bay mất tích gần Dawei. Đồ họa: asiapearltravels
Phương Vũ/ Theo Vnxpress
-
1Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
2Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
3Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
4Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
5Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
6Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
-
7Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
8Đồng chí Hoàng Quốc Việt người Viện trưởng luôn khẳng định công tác kiểm sát phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
9Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
Bài viết chưa có bình luận nào.