Lý Nhân - Hà Nam: Người dân xã Nhân Thịnh lo lắng trước thông tin bị thu hồi đất giao cho doanh nghiệp khai thác cát
(kiemsat.vn) Hơn 30 người dân ở Thôn 2 Do Đạo, xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã có đơn kêu cứu gửi các cơ quan báo chí, đề nghị phản ánh thông tin liên quan đến quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất công ích, các phương án triển khai Dự án khai thác mỏ lộ thiên - mỏ cát làm vật liệu san lấp tại khu vực NT 6.5 thuộc bãi bồi sông Hồng, xã Nhân Thịnh.
VKSNDTC yêu cầu kiểm tra vụ “hút trộm cát” ở Cửa Đại
Nữ giám đốc khai thác cát trái phép trên sông Hồng gây thiệt hại 8,3 tỷ đồng
Ông trùm nạo vét cát thao túng quan chức Bộ GTVT như thế nào?
Tình trạng khai thác cát, sỏi ở lòng sông quá mức, vượt khả năng bồi lắng phù sa, gây ra tình trạng sạt lở, gây mất ổn định bờ, bãi sông. Ảnh minh họa. |
Người dân Thôn 2 Do Đạo, xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cho rằng nếu như địa phương triển khai các hoạt động khai thác cát sỏi ven sông Hồng, toàn bộ khu vực Thôn 2 sẽ phải đối mặt với tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Các vấn đề về bảo vệ, duy trì khả năng thoát lũ của sông; gây bồi lắng, xói, lở lòng sông, gây mất ổn định bờ, bãi sông,...
Những bất an của người dân xã Nhân Thịnh bắt đầu khi Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam ký ban hành Quyết định số 20/QĐ-STN&MT ngày 20/1/2020 về việc “Phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án khai thác mỏ lộ thiên - mỏ cát làm vật liệu san lấp tại khu vực NT 6.5 thuộc bãi bồi sông Hồng, xã Nhân Thịnh của Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Cát Đại Lợi Hà Nam”.
Giấy phép cho Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Cát Đại Lợi Hà Nam thực hiện khai thác khoáng sản. |
Ngày 28/2/2020, UBND tỉnh Hà Nam ký ban hành Giấy phép khai thác khoáng sản số 12/GP-UBND với nội dung: “Cho phép Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Cát Đại Lợi Hà Nam được khai thác khoáng sản tại mỏ NT 6.5 bãi bồi sông Hồng thuộc xã Nhân Thịnh”, diện tích khai thác là 18,23ha, công suất khai thác cát san lấp là 65.000 mét khối/năm, trữ lượng được huy động vào khai thác là 795.189 mét khối, thời gian khai thác là 12 năm kể từ ngày được cấp phép.
Đáng chú ý là theo Quyết định số 20/QĐ-STN&MT, khu vực mỏ cát thuộc Dự án khai thác mỏ lộ thiên - mỏ cát làm vật liệu san lấp tại khu vực NT 6.5 (sau đây gọi tắt là Dự án) có đưa ra “Giải pháp cải tạo” như sau: Khu vực đáy mỏ sau khi kết thúc khai thác sẽ để bồi lắng tự nhiên và tháo dỡ phao tiêu ranh giới mỏ, lắp đặt biển báo. Còn theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 12/GP-UBND, UBND tỉnh Hà Nam có yêu cầu đối với Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Cát Đại Lợi Hà Nam: Phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định và phê duyệt cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, cắm mốc giới phạm vi khu vực được phép khai thác...
Trước sự việc trên, người dân Thôn 2 Do Đạo, xã Nhân Thịnh cho rằng, việc thực hiện Dự án khai thác mỏ lộ thiên - mỏ cát làm vật liệu san lấp tại khu vực NT 6.5 được thực hiện chỉ có thể mang lại lợi ích cho một số nhỏ, không phải là lợi ích chung cho xã hội, cho người dân. Thậm chí, người dân có thể phải nhận hậu quả từ tình trạng khai thác cát, khiến làng mạc và hàng nghìn hecta đất canh tác có thể bị hủy hoại, xói lở.
Người dân Thôn 2 cho biết “Khu đất bãi bồi thuộc Dự án có nguồn gốc từ lâu đời nay, do lở bên trong mới bồi bên ngoài. Từ trước tới nay, UBND xã Nhân Thịnh vẫn giao cho chúng tôi canh tác, đã ký hợp đồng cho chúng tôi từ những năm 2016. Có được đất bãi bồi như ngày hôm nay là do chúng tôi bám trụ, cải tạo nhiều năm nay, chúng tôi vẫn ngày ngày “tưới” mồ hôi cho đất đai khu vực này để làm kinh tế, nuôi con em ăn học, góp phần giúp địa phương xóa đói giảm nghèo…
Đất bãi bồi ven sông tại Thôn 2 Do Đạo đang được người dân sản xuất nông nghiệp bị dừng sản xuất để thực hiện dự án khai thác mỏ lộ thiên - mỏ cát làm vật liệu san lấp. |
Đến nay, bãi đã gắn liền bờ, người dân đi lao động sản xuất không phải đi thuyền nữa. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, cây cối tốt tươi. Một số hộ dân đã làm trang trại, điện sáng, làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm phát triển tốt. Bãi bồi còn là lá chắn bảo vệ làng Do Đạo chúng tôi”, người dân Thôn 2 Do Đạo trải lòng.
Đứng trước nguy cơ mất công ăn việc làm, thậm chí phải tán gia bại sản, người dân Thôn 2 Do Đạo đang phải tiếp tục cầu cứu cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí. Họ tha thiết đề nghị chính quyền xã thu hồi Thông báo số 96/TB-UBND về việc “Thu dọn cây cối, hoa màu để bàn giao cho UBND xã Nhân Thịnh quản lý”. Người dân mong rằng “chính quyền xã sẽ cho giữ nguyên hiện trạng bãi bồi của làng Do Đạo, để giữ đất, giữ làng bởi đó là lá chắn trong mùa mưa bão, là nơi người dân định canh, từ nhiều năm nay”.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Hà, Chủ tịch UBND xã Nhân Thịnh cho biết, trên cơ sở Công văn số 397/UBND-NN&PTNT về việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát san lấp NT6.1 bãi bồi sông Hồng thuộc xã Nhân Thịnh; Công văn số 756/CV/UBND-NN&PTNT ngày 7/6/2021 của UBND huyện Lý Nhân về việc dừng việc giao đất công ích cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện dự án, UBND xã Nhân Thịnh đã ban hành các thông báo về việc thu dọn cây cối, hoa màu trên đất bãi bồi.
Thông báo của UBND xã Nhân Thịnh về việc thu dọn cây cối, hoa màu để bàn giao cho UBND xã Nhân Thịnh quản lý. |
Về chủ trương thực hiện Dự án khai thác mỏ lộ thiên - mỏ cát làm vật liệu san lấp tại khu vực NT 6.5, ông Nguyễn Ngọc Hà cho biết, bản thân ông cũng chưa biết việc khai thác mỏ NT 6.5 được triển khai khi nào, ông Hà nói “Chúng tôi chưa có hồ sơ về việc này (dự án này - PV), chỉ biết bây giờ UBND tỉnh Hà Nam và UBND huyện Lý Nhân ra thông báo không cho phép ký các hợp đồng mới ở các vị trí thuộc khu vực NT 6.5 thì xã thực hiện”.
Cũng theo thông tin cung cấp từ ông Hà, hiện nay UBND xã Nhân Thịnh mới thực hiện việc cắt hợp đồng ở bãi nổi với 03 hộ do hết thời hạn thuê đất. Còn 07 hợp đồng nữa đến ngày 31/12/2021 sẽ hết hạn. Sau đó, xã sẽ không ký thêm hợp đồng nào cho thuê đất bãi bồi nữa, đợi hướng dẫn từ cấp trên.
Thiết nghĩ, để mỗi chính sách đi vào cuộc sống với sự đồng thuận của người dân, phải chăng trong trường hợp này, các cấp chính quyền địa phương cần tiếp thu các ý kiến nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và các kiến nghị của các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng
Việt Yên: Bao giờ mới được yên?
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
7VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
8VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.