Kinh nghiệm kiểm sát giải quyết án hành chính khiếu kiện quản lý nhà nước về đất đai
(kiemsat.vn) Những năm gần đây, tình hình khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính có chiều hướng gia tăng, nổi lên là loại án khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai phát sinh từ việc thu hồi đất để phát triển kinh tế, triển khai một số dự án của huyện, tỉnh.
Về lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội
Đào tạo tại chỗ: Bài 3 - Mục tiêu của công tác đào tạo
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra
Từ thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết loại án này, tác giả rút ra có một số kinh nghiệm trong kiểm sát việc giải quyết của Tòa án và kiểm sát quyết định hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc Uỷ ban nhân dân như sau:
Ảnh minh họa |
Thứ nhất, phải thường xuyên nghiên cứu, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai để vận dụng vào giải quyết từng vụ việc cụ thể.
Thứ hai, giải quyết các vụ án khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực thu hồi đất là loại án khó, phức tạp. Do đó, khi kiểm sát giải quyết vụ án hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai thì Kiểm sát viên cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nội dung tài liệu, chứng cứ do hai bên đương sự giao nộp, cung cấp: Cần xác định rõ điều kiện khởi kiện, yêu cầu của người khởi kiện, người bị kiện để xác định cần phải đưa ai vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; xem xét thời hiệu khởi kiện; thẩm quyền giải quyết; kiểm tra việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án xem đã đầy đủ và đảm bảo về thủ tục tố tụng chưa để từ đó có nhận xét, đánh giá đúng mối quan hệ pháp luật tranh chấp; Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp, tạm thời của Tòa án và kết quả đối thoại; tiếp cận công khai chứng cứ.. trên cơ sở qui định của pháp luật, đề xuất giải quyết vụ án đảm bảo chính xác.
Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án phải trích nội dung tài liệu đúng, đầy đủ liên quan đến việc kiện, tránh việc chỉ trích tiêu đề tài liệu mà không trích nội dung tài liệu, sau đó sao chụp toàn bộ từ hồ sơ gốc do Toà án lập. Khi nghiên cứu hồ sơ phải thể hiện tính khách quan, chú trọng tất cả chứng cứ do các bên cung cấp, liên quan đến yêu cầu của từng bên đương sự trong vụ án.
Thứ ba: Kiểm sát chặt chẽ quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực thu hồi đất (Kiểm sát trình tự, thủ tục, thẩm quyền, căn cứ ban hành).
Về căn cứ: Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội của huyện, tỉnh phần lớn đều liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp. Do đó, về căn cứ thu hồi đất phải đảm bảo thuộc các trường hợp theo quy định của Luật Đất đai (Điều 39, Điều 40 Luật Đất đai năm 2003; Điều 62 Luật Đất đai năm 2013), đồng thời phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo giai đoạn, hàng năm.
Trước khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác (phát triển kinh tế...) còn phải được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, cho phép mới thực hiện việc thu hồi đất (Điều 5 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012; nay là Điều 4, Điều 5 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý sử dụng đất trồng lúa; điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2013...). Do đó, khi kiểm sát giải quyết loại án này cần kiểm sát chặt chẽ việc chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan, người có thẩm quyền.
Về thẩm quyền thu hồi đất: Thực hiện theo Điều 44 Luật Đất đai năm 2003; nay là Điều 66 Luật Đất đai năm 2013). Cần lưu ý: Đối với trường hợp trong khu đất thu hồi có cả đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đất của tổ chức...(khoản 1, 2 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013) thì thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Do đó khi kiểm sát mà thấy quyết định hành chính do Uỷ ban nhân dân huyện ký ban hành thì phải xem xét có việc Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết định ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân huyện quyết định thu hồi đất hay không.
Về trình tự, thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất: Khi xem xét trình tự, thủ thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất phải xem xét Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm (hoạt động, thẩm quyền ban hành Thông báo thu hồi đất; nội dung thông báo thu hồi đất; trình tự, thủ tục ban hành các quyết định hành chính khác có liên quan như: Quyết định kiểm đếm tài sản bắt buộc; quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc; các biên bản vận động, thuyết phục người sử dụng đất thực hiện chủ trương...
Sai sót thường gặp là: Thu hồi đất không có căn cứ; không đảm bảo trình tự như: Biên bản họp trực tiếp lấy ý kiến người có đất bị thu hồi của chức giải phóng mặt bằng không ghi rõ số lượng đồng ý, không đồng ý, số ý kiến khác với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tổ chức giải phóng mặt bằng tham gia vận động, thuyết phục để người có đất bị thu hồi thực hiện quyết định thu hồi đất, nhận tiền đền bù; không đủ, đúng thành phần...; không đảm bảo các quyền của người sử dụng đất khi họ bị thu hồi đất...
Giáp Thị Thủy
Phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang
Xem thêm>>>
Có được cấp sổ đỏ khi đất tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu?
Kinh nghiệm thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết tranh chấp đất đai
Một số vướng mắc trong thi hành pháp luật về đất đai
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.