Khi nào người bị xử phạt tù được hưởng án án treo?
(kiemsat.vn) Đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù thì Tòa án xem xét để cho hưởng án treo.
Điểm mới của tội Cố ý gây thương tích theo quy định của BLHS năm 2015
Vũ Văn C chỉ bị xử phạt hành chính
Cụ ông 77 tuổi dâm ô 2 bé gái bị tuyên phạt 3 năm tù
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Tại Khoản 1 Điều 60 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về án treo như sau: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo quy định trên và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP thì người bị xử phạt tù chỉ được hưởng án treo nếu có đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, người bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;
Thứ hai, người bị xử phạt tù có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.
Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc xem xét cho hưởng án treo đối với những trường hợp này hết sức chặt chẽ và chỉ được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 60 Bộ luật hình sự về án treo.
Thứ ba, người bị xử phạt tù có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo Điều 1 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2013). Nói cách khác, đây chính là nơi mà người được hưởng án treo phải thực hiện quá trình chấp hành thời gian thử thách của án treo, đồng thời cũng là nơi cư trú mà bản án tuyên giao bị cáo được hưởng án treo cho chính quyền địa phương để quản lý, giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách.
Thứ tư, người bị xử phạt tù không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của BLHS và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.
Thứ năm, người bị xử phạt tù có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.Đây là một căn cứ quan trọng, xuất phát từ sự nhận định, đánh giá từ phía cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án, Viện kiểm sát) thông qua việc chấp hành pháp luật của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; được coi là yếu tố tâm lý thể hiện sự ăn năn, hối lỗi của người phạm tội đối với hậu quả của tội phạm.
Án treo không phải là một loại hình phạt mà là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều kiện mà pháp luật quy định đó chính là “thời gian thử thách”.
Sự ưu việt của án treo thể hiện ở chỗ không buộc người bị kết án cách ly khỏi đời sống xã hội mà để họ tự giáo dục cải tạo, để họ thấy được tính nhân văn, nhân đạo của Nhà nước, của pháp luật cũng như xã hội đối với những người ăn năn hối cải; từ đó tạo niềm tin cho họ quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, khơi gợi tính tích cực, tự giác chấp hành án, tạo thuận lợi trong công tác tái hòa nhập cộng đồng sau khi họ chấp hành án xong.
Ánh Phượng
Vụ việc nói xấu Bộ trưởng Y tế: Cần hiểu và vận dụng đúng pháp luật
Sắp hầu tòa chỉ vì… cái “loa kẹo kéo”
-
1Quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
2Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
3Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
4Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
5Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
6Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
Bài viết chưa có bình luận nào.