Khảo sát, lấy ý kiến về các đề án của Trung ương do VKSND tối cao chủ trì
(kiemsat.vn) Sáng 29/5/2024, tại Hà Nội, Đoàn công tác của VKSND tối cao do đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao làm Trưởng đoàn đã có cuộc khảo sát, lấy ý kiến về các Đề án của Trung ương do VKSND tối cao chủ trì.
Khảo sát, lấy ý kiến về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 tại Thừa Thiên Huế
VKSND tối cao tổ chức khảo sát về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát tại TP. Cần Thơ.
Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị. |
Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao và đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội đồng chủ trì Hội nghị.
Cùng tham dự Hội nghị, về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Quang Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy; Phạm Quí Tiên, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố; đại diện các sở, ban ngành, đơn vị liên quan của thành phố Hà Nội.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến, đề xuất đối với nội dung 3 Đề án do Trung ương giao VKSND tối cao chủ trì: (1) Đề án nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp chủ thể các quyền dân sự là nhóm dễ bị tổn thương hoặc trường hợp liên quan đến lợi ích công nhưng không có người đứng ra khởi kiện; (2) Đề án nghiên cứu, xây dựng cơ chế khởi kiện vụ án hành chính để đưa ra Tòa án phán quyết đối với trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước; (3) Đề án nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm soát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật và xem xét trách nhiệm trong trường hợp ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng.
Đây là các đề án về quy phạm pháp luật với rất nhiều nội dung có tính đổi mới, trọng tâm là cụ thể hoá một số nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất những kiến nghị gắn với thực tiễn tại địa phương liên quan đến nội dung các Đề án.
Thay mặt VKSND tối cao, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao cảm ơn các đại biểu có các ý kiến góp ý, kiến nghị khách quan, đóng góp những nội dung sâu sắc và hiệu quả cho buổi khảo sát. Qua đó làm căn cứ để VKSND tối cao có những điều chỉnh, bổ sung các nội dung Đề án một cách hợp lý, đầy đủ và bám sát thực tiễn; góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Quy định mới về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
VKSND tối cao: Tập huấn nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số
-
1Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra các dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
-
2Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
3Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính
-
4Thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
-
5Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
-
6"Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc"
-
7Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII
-
8Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44 xem xét nhiều nội dung quan trọng
-
9Chỉ thị của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
Bài viết chưa có bình luận nào.