Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024
(kiemsat.vn) Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Quang Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân vừa ký ban hành Kế hoạch số 63/KH-VKSTC về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024.
Một số vấn đề về thủ tục tạm ngừng phiên tòa dân sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với 05 dự án luật và 01 nghị quyết tại phiên họp chuyên đề pháp luật
Nghệ An: VKSND huyện Hưng Nguyên ban hành kiến nghị phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội và vi phạm pháp luật
Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến các tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, nâng cao chuẩn tiếp cận pháp luật trong nhân dân, giúp nhân dân hình thành thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Kế hoạch nêu rõ, thông qua việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) có trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Các cơ quan báo chí của VKSND tối cao phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong ngành Kiểm sát và các cơ quan báo chí, truyền thông ngoài Ngành tiếp tục tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, PBGDPL gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, bảo đảm thực chất, hiệu quả.
Ảnh minh họa. |
Cùng với việc tiếp tục triển khai có hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Kết luận số 80-KL/TW); Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; Luật Hòa giải ở cơ sở; Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 08/6/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân; Kế hoạch số 13/KH-VKSTC ngày 26/01/2024 của Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân về trọng tâm công tác tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024. Theo nội dung Kế hoạch này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc VKSND các cấp căn cứ quy định của Luật PBGDPL và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; các chương trình, đề án về PBGDPL đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương ban hành có liên quan đến ngành Kiểm sát nhân dân để chủ động tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án về PBGDPL bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp. Việc tổ chức thực hiện cần ưu tiên các nhóm đối tượng đặc thù, địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, toàn diện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các văn bản liên quan đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng Ngành, cải cách tư pháp; về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý và nhân dân, tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới được thông qua. Trong đó, có các đạo luật như: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Căn cước… và các quy định mới về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng, chống tội phạm; bảo đảm trật tự an toàn giao thông; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống bạo lực học đường; pháp luật trên không gian mạng; thực hiện dân chủ ở cơ sở; cấp phiếu lý lịch tư pháp; công tác tuyên truyền về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, chú trọng thực hiện truyền thông dự thảo chính sách, nhất là những vấn đề nóng hoặc có nhiều ý kiến khác nhau cần định hướng dư luận xã hội, gắn tuyên truyền, PBGDPL với xây dựng, hoàn thiện thể chế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật.
Đồng thời, tuyên truyền các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí của VKSND trong hệ thống chính trị, hệ thống các cơ quan tư pháp để các cấp, các ngành, nhân dân hiểu rõ, ủng hộ hoạt động của ngành Kiểm sát; tuyên truyền pháp luật về đấu tranh, phòng ngừa vi phạm, tội phạm; hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Kế hoạch cũng nêu rõ, để Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm 2024 tiếp tục được thực hiện sâu rộng, thực chất, hiệu quả, yêu cầu các đơn vị, VKSND các cấp căn cứ điều kiện thực tiễn chủ động, linh hoạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam gắn với phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tập trung phổ biến chính sách, pháp luật.
VKSND TP Đà Nẵng: Triển khai ghi âm, ghi hình có âm thanh trong giai đoạn truy tố
-
1Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh có tân Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
-
2Công bố và trao quyết định về công tác cán bộ của Viện trưởng VKSND tối cao
-
3Hội nghị lấy ý kiến về đề án của Trung ương do VKSND tối cao chủ trì
-
4Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Vụ 1 VKSND tối cao và A09 Bộ Công an
-
5Hội thảo về Sổ tay kỹ năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
-
6Tọa đàm giữa VKSND tối cao Việt Nam và Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga về các vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự
-
7Viện trưởng VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh
-
8Họp Ban chỉ đạo tổng kiểm kê tài sản công ngành Kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.