Hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập

15/04/2016 02:15

Nhà nước đã ban hành rất nhiều các chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước, tuy nhiên thực trạng hiện nay, trang thiết bị, máy móc chưa thực sự được các đơn vị coi trọng đặc biệt là chưa có nhưng quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý và sử dụng, đây cũng chính là nội dung xuyên suốt trong thông tư số 19/2016/TT-BTC ngày 01/ 02/2016 mà Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành nhằm hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, máy móc, thiết bị là các tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật được mua sắm từ các nguồn kinh phí: Kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định; Nguồn kinh phí thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm vốn ngân sách nhà nước; vốn trái phiếu Chính phủ; trái phiếu chính quyền địa phương; nguồn hỗ trợ chính thức ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài…và các nguồn kinh phí khác theo quy định.

Việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 được thay thế khi được yêu cầu theo công tác; đã sử dụng vượt quá thời gian theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng hoặc bị hư hỏng mà không đảm bảo an toàn khi vận hành; và được thực hiện theo thứ tự: Nhận chuyển từ các cơ quan, tổ chức theo Quyết định có thẩm quyền, mua mới trong trường hợp không có máy móc. Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định việc thanh lý máy móc, thiết bị chuyên dùng khi: Đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng; Bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả. Khi thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trường hợp, máy móc thiết bị được xử lý theo hình thức thanh lý thì số tiền thu được sau khi trừ các chi phí có liên quan sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước đối với các cơ quan Nhà nước, hoặc được quản lý; sử dụng theo pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập về quản lý.

Việc ban hành tiêu chuẩn, định mức trang bị máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 58 được thực hiện như sau: Việc xác định giá làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn, định mức về máy móc, thiết bị chuyên dùng là giá phổ biến trên thị trường (giá đã được các nhà cung cấp niêm yết, thông báo trên thị trường) hoặc tham khảo giá mua của các kỳ trước.

Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng có giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản: Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng (số lượng, chủng loại, mức giá) trang bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính về tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng; đồng thời, gửi Bộ Tài chính để phối hợp quản lý.

Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng (số lượng, chủng loại, mức giá) trang bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng.

Trường hợp máy móc, thiết bị chuyên dùng có giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Tiếp đó, Thông tư cũng quy định thẩm quyền điều chỉnh mức giá trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến tại tổ chức, cơ quan, đơn vị được thực hiện như sau: Đối với nhu cầu phải trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến có giá mua cao hơn không quá 10% so với quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quyết định 58/2015/QĐ-TTg thì thẩm quyền xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định thuộc: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trường hợp phải trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến có giá cao hơn từ trên 10% đến không quá 20% so với mức giá tại Điều 6 và Điều 7 Quyết định 58/2015/QĐ-TTg thì Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện thuê máy móc, thiết bị để phục vụ hoạt động trong trường hợp: Chưa có máy móc, thiết bị hoặc thiếu so với tiêu chuẩn, định mức mà ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; Máy móc, thiết bị hiện có đã hư hỏng, không còn sử dụng được hoặc không đảm bảo an toàn khi sử dụng; Chỉ có nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn hoặc không thường xuyên. Việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Khoán kinh phí khi sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến được xác định theo công thức:

Mức khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến/tháng

=

Giá mua mới máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trên thị trường

:
Thời gian sử dụng theo quy định (năm)

:
12 tháng

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/3/2016 và thay thế Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 09/10/2006 của Bộ Tài chính.

PV

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

(Kiemsat.vn) - Phòng, chống tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang