Giới thiệu Tạp chí Kiểm sát số 24/2021
(kiemsat.vn) Tạp chí Kiểm sát số 24/2021, phát hành ngày 20/12/2021, với các nội dung chính sau đây:
Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Vì sao không xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản?
Phê chuẩn Quyết định khởi tố Giám đốc CDC Hải Dương và Tổng giám đốc Công ty Việt Á
Đắk Nông: Khởi tố Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Đắk R'lấp do có liên quan đến vi phạm quy định về bồi thường đất đai
Bài viết “Cần làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan đến chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân” đăng trên chuyên mục CÔNG TÁC KIỂM SÁT, tác giả Ngô Văn Lượng phân tích những bất cập về nội hàm các khái niệm quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp; đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên, quá trình áp dụng vào thực tiễn đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập về thời điểm sử dụng, chuyển hóa, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tiêu hủy chứng cứ không liên quan… Do đó, đặt ra vấn đề cần sửa đổi khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 theo hướng cụ thể, rõ ràng, thuận lợi cho thực tiễn áp dụng. Những nội dung trên được đề cập trong bài viết “Về sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt” của tác giả Nguyễn Thị Ny, trên chuyên mục NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI.
Cũng trên Chuyên mục này, tác giả Phan Thành Nhân có bài viết “Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”. Để giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải tiến hành các thủ tục cần thiết như đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chưa quy định rõ việc chấm dứt yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập dẫn đến quyền quyết định và tự định đoạt của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chưa được bảo đảm.
Từ một vụ án thực tiễn về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan đến hợp đồng đặt cọc có hai quan điểm trái chiều về cách giải quyết vụ án của Tòa án, bài viết “Trao đổi về điều kiện có hiệu lực của đặt cọc, mối quan hệ giữa đặt cọc và hợp đồng chính” của tác giả Nguyễn Thị Đoan Trang trên chuyên mục THỰC TIỄN – KINH NGHIỆM bình luận về điều kiện có hiệu lực của đặt cọc, mối liên hệ giữa đặt cọc và hợp đồng chính.
Tạp chí Kiểm sát số 24/2021 có các bài viết đáng chú ý khác như: “Một số kinh nghiệm xây dựng kháng nghị, kiến nghị khi kiểm sát thi hành án” của tác giả Nguyễn Cao Cường; “Thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của tác giả Bùi Trần Cường - Trần Thành Vin; “Sự công bằng giữa các chủ thể khi hòa giải tranh chấp thương mại tại Tòa án” của tác giả Lý Văn Toán; “Bàn về hành vi tham ô tài sản xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước” của tác giả Vũ Văn Giang; “Thu hồi tài sản tham nhũng ở Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Đoàn Trúc Phương…
Trân trọng giới thiệu và kính mời Quý độc giả đón đọc!
Lâm Đồng quyết liệt xử lý vụ “cạo trọc” đồi, phân lô, bán nền tại Bảo Lộc, Bảo Lâm
Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu tổ chức hoạt động Tết Nhâm Dần an toàn, chu đáo cho Nhân dân
-
1Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2Ngành Kiểm sát nhân dân lấy ý kiến nhân dân đối với cá nhân được đề nghị tặng thưởng Huân chương
-
3Thủ tục đăng ký cư trú cho người chưa thành niên từ ngày 10/01/2025
-
4Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác tư và Luật Đấu thầu
-
5Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 7 luật về tài chính
-
6Quốc hội chính thức thông qua Luật Dữ liệu
Bài viết chưa có bình luận nào.