Giao thông đô thị trong kỷ nguyên số: Có nên hạn chế Uber, Grab?

10/09/2017 02:02

(kiemsat.vn)
– Theo các chuyên gia, cần xem xét kỹ lưỡng dưới góc độ chính sách khi loại hình vận tải hợp đồng điện tử (Uber/Grab) đang làm thay đổi “bộ mặt” giao thông Việt Nam.

Theo các chuyên gia cho rằng, cần xem xét kỹ lưỡng dưới góc độ chính sách đối với loại hình vận tải hợp đồng điện tử. Ảnh: Bảo Loan.
Theo các chuyên gia cho rằng, cần xem xét kỹ lưỡng dưới góc độ chính sách đối với loại hình vận tải hợp đồng điện tử. Ảnh: Bảo Loan.

Ngày 08/9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách đã tổ chức buổi Toạ đàm khoa học về “Chính sách quy hoạch giao thông đô thị trong kỷ nguyên số”, nhằm đóng góp vào các thảo luận liên quan tới vấn đề quy hoạch giao thông đô thị ở Việt Nam.

Sự khởi nguồn từ Grab và Uber đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt giao thông Việt Nam, dẫn đến thay đổi về cả những phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, tại một số thành phố tại Việt Nam, hiện nay đang có xu hướng là đưa ra những chính sách nhằm mang tính phản ứng những loại hình kinh doanh mới này như hạn chế số lượng với loại hình xe hợp đồng điện tử với lý do làm giảm ách tắc giao thông và ngăn chặn sự giãn đoạn ngành taxi truyền thống. Tại buổi toạ đàm, các chuyên gia cho rằng, cần xem xét kỹ lưỡng dưới góc độ chính sách.

Lấy chủ đề chính sách về quy hoạch giao thông đô thị trong kỷ nguyên số như là góc điển hình về thực trạng, hiện tượng xã hội hiện nay, TS Đặng Quang Vinh – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định: “Taxi được đề cập rất nhiều từ báo chí đến các thảo luận chính sách từ cuối năm 2008 – 2012, đã có rất nhiều vấn đề chính sách được đề xuất ra để quản lý ngành taxi như sơn cùng 1 màu, sử dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về giá cả. Song, dịch vụ vân chuyển có tính chất giống taxi xuất hiện một vài năm gần đây dựa trên nền tảng công nghệ trao đổi với nhau để kiểm tra thông tin của nhau, biết trước giá dịch vụ đã đem lại lợi ích mới cho xã hội ở chỗ giá dịch vụ đi lại của người dân tối ưu hơn, cùng với chất lượng, độ an toàn và tin cậy cao hơn”.

Cũng theo TS Đặng Quang Vinh, một trong những chủ trương chính sách lớn mới được ban hành là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn bị điều kiện cho thực hiện công nghiệp 4.0 của Việt Nam, mà nội dung cơ bản, quan trọng hàng đầu của công nghiệp 4.0 là kết nối và chia sẻ thông tin, cho nên, việc hạn chế hay còn gọi là cấp hạn ngạch đối với loại hình vận tải hợp đồng điện tử sẽ phần nào tác động đến khía cạnh thu nhập, việc làm, phúc lợi của người lao động lẫn người cung ứng dịch vụ.

Bảo Loan

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang